quyết định nghỉ việc

Các nhà lãnh đạo tại Thung lũng Silicon là một trong những giám đốc điều hành có chuyên môn và tinh tế nhất. Tuy nhiên, trong 14 năm qua, tôi đã thấy nhiều sai lầm cơ bản quyết định nghỉ việc và đầu quân cho một công ty khác. Nguyên nhân ra đi thường là: Cảm giác bị xem thường, không thể hoà nhập cùng các đồng nghiệp, không được công nhận.

Có rất ít lời khuyên chi tiết về cách “nghỉ việc” đúng đắn. Thậm chí rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Để giải quyết điều này, Harvard Business Review đã thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 700 giám đốc điều hành cấp cao và nhân viên nhân sự. Chỉ 16% các giám đốc điều hành cấp cao nói rằng họ sẽ giữ thái độ bình thường khi tự nguyện từ chức. Dưới đây là ba sai lầm hối tiếc nhất của họ mà bạn có thể tránh:

Không có sự chuẩn bị với tình huống “sa thải tại chỗ”

Bạn không thể biết được sự ra đi của bạn có thể gây ra phẫn nộ, hoặc phản ứng rất khắc nghiệt. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị sa thải ngay tại chỗ và được hộ tống khỏi tòa nhà ngay lập tức. Đặc biệt là nếu bạn đầu quân vào công ty đối thủ, đừng ngạc nhiên nếu sự từ chức của bạn biến thành một sự “chấm dứt”.

Hầu như tất cả khảo sát của chúng tôi với các giám đốc điều hành cấp cao và giám đốc nhân sự đều nói rằng nếu họ nghỉ và làm việc cho đối thủ cạnh tranh, họ sẽ bị chấm dứt hợp đồng ngay lập tức.

Tuy nhiên, nếu bạn thật sự sắp làm việc cho công ty đối thủ, hãy cứ nói như vậy. Lời nói dối chỉ làm tăng thêm sự phẫn nộ và bạn chắc chắn sẽ bị phát hiện ra. Tệ hơn, bạn sẽ bị gieo tiếng xấu và tạo ra một “vết nhơ” không đáng có. Hãy nói với công ty hiện tại của bạn rằng: Bạn hiểu rõ về các nghĩa vụ với họ và bạn đã nói rõ điều này với công ty mới của bạn.

Cần thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để tránh sự nghi ngờ, rằng bạn có thể đang mang dữ liệu có giá trị, thông tin kỹ thuật hoặc thông tin khách hàng sang công ty mới. Đừng chuyển hoặc xóa các tệp cá nhân khỏi máy tính của bạn vội. Nếu bạn muốn chuyển một số tệp cá nhân, hãy làm điều đó trước sự giám sát của một nhân sự.

quyet-dinh-nghi-viec

Không giải thích khi quyết định nghỉ việc

Sự hối tiếc thứ hai là thất bại trong việc giải thích lý do. Vấn đề khó nói nhưng nên được nói ra, việc không thể giải thích rõ ràng và hợp lý cho sếp hoặc đồng nghiệp tại sao bạn rời đi có thể dẫn đến nhiều hiểu lầm.

Trước khi nói với sếp của bạn, hãy nói với một đồng nghiệp để được nghe những quan điểm khác. Cuộc trò chuyện này sẽ cho bạn “giải toả” những lý do cá nhân và giảm thiểu ảnh hưởng về công việc đối với đồng nghiệp và công ty. Nó cũng sẽ cho bạn thấy phản ứng đầu tiên với quyết định nghỉ việc của bạn. Một người đồng nghiệp tin cậy có thể khiến bạn nhận thức được những khía cạnh mà bạn chưa xem xét, họ cũng có thể đề xuất cách tốt nhất để nói với sếp vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm:

Không lường trước được dư luận

Việc bạn từ chức sẽ truyền tai nhau từ sếp của bạn đến các đồng nghiệp và toàn bộ công ty. Nhìn thấy trước tất cả những hiệu ứng và dư luận có thể là một thách thức, vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi việc không lường trước được dư luận lại là sự hối tiếc được nhắc đến nhiều thứ ba trong cuộc khảo sát.

Khi xem xét dữ liệu, Harvard Business Review thấy rằng nhiều tác động có thể xảy ra từ quyết định nghỉ việc của bạn. Những người nghỉ việc thường rơi vào một trong ba loại: những người chú trọng thời gian rời đi (38%), những người chú trọng các mối quan hệ (31%), và những người quan tâm cả thời gian và công ty (30%).

  • Những người tập trung vào thời gian tin rằng, bạn phải hiểu thời gian và bối cảnh khí bạn thông báo về sự ra đi của bạn: Việc ra đi của bạn có ảnh hưởng đến các dự án hoặc quy trình (như lập ngân sách, xây dựng chiến lược và các hoạt động cần dây chuyền,…), khi bạn ra đi thì có phá vỡ những dự án chung hay không.
  • Những người tập trung vào các mối quan hệ có xu hướng suy nghĩ cẩn thận nhất về những ai bị ảnh hưởng khi họ rời đi. Danh sách này thường dài đến đáng ngạc nhiên – cấp trên, đồng nghiệp, người báo cáo trực tiếp, người hỗ trợ, khách hàng, nhà phân tích, quan sát viên trong ngành và những người khác. Cả hai điều trên đều đúng – bạn nên suy nghĩ cẩn thận về thời gian và về các mối quan hệ.
  • Những người quan tâm cả hai điều trên chắc chắn sẽ gặp rắc rối. Họ bị vướng bận quá nhiều thứ trước khi rời đi. Và trong khi 95% các giám đốc điều hành tập trung vào thời gian rời đi và 98% những người tập trung vào các mối quan hệ, chỉ có 65% quan tâm cả hai thứ. Những người bận tâm quá nhiều lại là những người không thể ra đi một cách duyên dáng.

Trên thực tế, những người được hỏi trong cuộc khảo sát của Harvard Business Review, những người ít khi suy nghĩ về sự ra đi của họ chính là các CEO. Với một chặng đường phía trước, hãy ra đi với một sự chuẩn bị, bỏ lại phía sau những sắc mặt đang nhìn về phía bạn và hướng đến thành công. Hãy làm điều đó – hoặc bạn có thể sẽ rất hối tiếc.