4-sai-lam-nghiem-trong-khien-ban-danh-mat-ung-vien-tiem-nang

Trong quá trình tuyển dụng, các công ty thường hay mắc phải nhiều lỗi nghiêm trọng khi tiếp xúc với ứng viên. Để giảm thiểu việc đánh mất ứng viên tiềm năng, JobHopin chia sẻ cùng bạn cách để sửa lỗi sai đó. Nhìn chung tất cả lỗi sai đều có “chìa khóa” để giải quyết. Sẽ có những cách nhanh gọn giải quyết được ngay. Song cũng có những phương pháp cần lập ra kế hoạch cụ thể để thực hiện.

Sai lầm thứ nhất: “Ngâm” hồ sơ ứng viên quá lâu

Ứng viên bây giờ rất tài năng với vốn kiến thức sâu rộng cùng sự am hiểu về công nghệ hiện đại. Họ sẽ tự tìm hiểu thật kỹ về công ty mình quan tâm. Không những vậy, họ còn chủ động liên hệ nếu cảm thấy hứng thú với công ty hoặc công việc nào đó. Ứng viên nhiều kinh nghiệm thì họ cũng kỳ vọng cao hơn.

Nhân tài ghét phải chờ đợi đã đành, việc bạn để hồ sơ của họ quá lâu, càng khiến cho họ có cái nhìn không tốt về thương hiệu tuyển dụng của công ty bạn. Vậy làm cách nào để bạn có thể cân bằng được thời gian sàng lọc ứng viên mà không thể các nhân tài phải chờ lâu?

đánh mất ứng viên tiềm năng
Ngâm hồ sơ ứng viên quá lâu khiến họ cảm thấy nản chí và chọn câu ty khác, đồng nghĩa bạn mất cơ hội.

Cách giải quyết: Xây dựng quy trình hiệu quả

Một khi nhà tuyển dụng đã có một quy trình hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu việc đánh mất ứng viên tiềm năng, thì họ dễ dàng đưa ra những quyết định điều chỉnh hợp lý, trong khi việc tuyển dụng vẫn đang được triển khai tốt.

Sau đây là 3 cách để xác định lỗi trong quá trình tuyển dụng của bạn:

  • Đọc phản hồi phỏng vấn từ các khảo sát và các trang đánh giá khác nhau để từ đó tìm ra lỗi sai.
  • Theo dõi tiến độ phỏng vấn và điều chỉnh thời gian thích hợp cho suốt quá trình tuyển dụng.
  • Sử dụng phần mềm phù hợp để hỗ trợ nhân viên tuyển dụng gửi lời mời phỏng vấn đến ứng viên.

Sai lầm thứ hai: Mô tả công việc hời hợt làm tổn thương ứng viên

Một bản mô tả công việc chính xác không những giúp bạn tiết kiệm thời gian tuyển dụng, mà còn thu hút được những nhân tài đích thực hay các ứng viên tiềm năng. Không những vậy, điều này còn giúp bạn tránh được sai lầm thứ nhất khi tiết kiệm được thời gian sàng lọc.

đánh mất ứng viên tiềm năng
Không ứng viên muốn ứng tuyển công việc mà họ không rõ mình sẽ làm gì và nhận được gì.

Tại sao lại như vậy? Việc cho ra một bản mô tả công việc gấp rút, hoặc sử dụng lại bản cũ để tuyển người mới, có thể sẽ cho bạn thấy được hiệu quả tức thời, nhưng bạn phải lãnh nhận hậu quả sau này. Vậy nên để tránh lập lại sai lầm lớn này, bạn cần điều chỉnh lại bước nào trong quá trình của mình?

Cách giải quyết: Phối hợp chặt chẽ với bộ phận tuyển dụng nhân sự

Có một sự thật là bộ phận tuyển dụng họ quá bận rộn để ngồi lại trình bày hoặc đưa ra ý kiến về những ứng viên họ thật sự cần. Vậy nên bạn có thể giúp họ hoàn thiện bản mô tả công việc bằng cách ngồi lại với họ và cùng trao đổi về hình mẫu ứng viên phù hợp với vị trí đang trống.

Đây là 4 điều bạn cần trao đổi với bộ phận tuyển dụng để hoàn thiện bản mô tả công việc

  1. Công việc cụ thể mà ứng viên sẽ đảm nhiệm.
  2. Những kỹ năng họ sẽ học được (không chỉ là biết được) trong quá trình làm việc.
  3. Họ sẽ được thưởng những gì khi làm việc hiệu quả.
  4. Họ cần bao nhiêu năm kinh nghiệm để làm việc tại vị trí ứng tuyển.

Sai lầm thứ ba: Sử dụng cùng một mẫu các câu hỏi cho tất cả buổi phỏng vấn

Mặc dù việc duy trì sự nhất quán trong suốt quá trình phỏng vấn là quan trọng. Nhưng sẽ rất nhàm chán khi ứng viên phải nghe đi nghe lại cùng “bộ đề” câu hỏi từ các nhà tuyển dụng khác nhau. Việc làm này không những làm mất thời gian của bạn, của họ mà còn khiến nhà tuyển dụng là bạn trông thật sáo rỗng và thiếu chuyên nghiệp.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của bộ phận tuyển dụng chính là đảm bảo tìm được người phù hợp cho nhiều vị trí đang tuyển trong công ty. Để tránh mắc phải sai lầm, những nhà tuyển dụng cần chuẩn bị kỹ càng hơn cho các buổi phỏng vấn ở những vị trí khác nhau. Điểm mấu chốt ở đây chính là xây dựng bảng câu hỏi phù hợp và linh động cho từng trường hợp và từng vị trí. Để giải quyết vấn đề này, sau mỗi lần phỏng vấn, bạn nên tạo một cẩm nang phỏng vấn mới.

Nhằm mang lại những trải nghiệm tích cực cho ứng viên, bạn nên đưa trước cho họ tài liệu chính thức về quy trình phỏng vấn để tham khảo. Cẩm nang phỏng vấn có thể là một bản phác thảo các câu hỏi mang tính chuyên môn mà nhà tuyển dụng nên hỏi ứng viên. Thời gian quy định phản hồi hay bất kỳ thông tin quan trọng nào khác.

Để chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn, bạn nên kiểm tra lại bộ câu hỏi theo ba nguồn sau đây:

  • Câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại.
  • Câu hỏi phỏng vấn chuyên môn.
  • Câu hỏi phỏng vấn dựa trên kinh nghiệm và năng lực.

Sai lầm thứ tư: Gửi mail đồng loạt và chung chung làm mất ứng viên tiềm năng

Bạn hãy thử tưởng tượng nếu ứng viên nhận được mail phản hồi đồng loạt của nhà tuyển dụng với nội dung quá nhạt nhẽo và chung chung, thì ứng viên sẽ cảm thấy như thế nào?

Những dạng mail như vậy rất dễ gây nhàm chán khi đọc, và ứng viên có thể cảm thấy không được tôn trọng.

ton-thuong-ung-vien
Dù đậu hay không bạn vẫn nên gửi email để thông báo cho ứng viên biết quyết định của công ty với thái độ chuyên nghiệp, lịch sự.

Vậy nên bạn cần soạn nội dung mail rõ ràng và chuyên nghiệp. Việc gửi mail riêng cho từng cá nhân với nội dung chi tiết có thể nâng cao tỷ lệ phản hồi mail.

Làm theo 3 cách sau đây, chắc chắn mail tuyển dụng của bạn sẽ nhận được phản hồi

  • Nghiên cứu kỹ ứng viên bạn sắp gửi mail để thông tin nội dung được chính xác và thuyết phục.
  • Đừng chỉ gọi tên của họ trong tiêu đề hay lời chào mà hãy sáng tạo hơn để thu hút họ.
  • Trong nội dung mail, bạn nên nói rõ những thách thức hay vai trò của họ khi đảm đương vị trí ứng tuyển.

Trên đây là những lỗi cơ bản mà các nhà tuyển dụng dễ mắc phải khiến họ đánh mất ứng viên tài năng. Hãy đảm bảo rằng công ty của bạn là một công ty uy tín và chuyên nghiệp, không tự làm tổn thương hay đẩy các ứng viên ra xa bằng sự vụng về và rời rạc trong quá trình tuyển dụng.

Nguồn ảnh: Maria Nguyen/ behance.net

Có thể bạn quan tâm: