Trở thành nhà lãnh đạo giỏi là con đường đầy chông gai và đòi hỏi những tố chất nhất định (cả bẩm sinh và rèn luyện). Làm thế nào để biết được mình sinh ra có dành cho vị trí này hay cần cải thiện những kỹ năng nào để trở thành một lãnh đạo đủ giỏi? 5 dấu hiệu trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn định nghĩa bản thân tốt hơn.
Dấu hiệu 01: Nhà lãnh đạo làm việc chăm chỉ hơn người khác
Chẳng cần những dự án lớn khổng lồ, bạn chăm chỉ hơn người khác gấp đôi và luôn dành năng lượng tích cực cho mỗi phần việc của mình cũng cho thấy bản lĩnh hơn hẳn. Nếu nhìn vào Fortune 500 CEOs – Bảng xếp hạng danh sách CEO của 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ, bạn sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những vị sếp chỉ xuất hiện tại văn phòng mỗi tuần một lần. Sự thật không phải vậy, các vị CEO có tầm ảnh hưởng là những người luôn quan niệm mình như nhân viên mới. Nghĩa là, luôn đi làm sớm và về sau tất cả. Tinh thần học hỏi không ngừng vì đối với họ thêm một ngày là thêm một thử thách.
Dấu hiệu 02: Tự tin vào chính mình
Tính cách tự tin chiếm phần quan trọng trong công việc. Một khảo sát của đại học Texas tại San Antonio chỉ ra rằng một nhà lãnh đạo tự tin sẽ khiến nhân viên của mình tự tin theo. Tác giả Dina Krasikova của cuốn Science Daily giải thích: “Khi bạn cảm thấy căng thẳng, bất lực hay năng lực làm việc cũng như sáng tạo bị hạn chế, có thể nguyên nhân bắt nguồn từ chính nhà lãnh đạo. Khi một nhà lãnh đạo tự tin đồng nghĩa họ có thể tạo nên nguồn năng lượng tích cực và giúp cấp dưới sáng tạo, làm việc tốt hơn.”
Dấu hiệu 03: Hiểu cấp dưới của mình muốn và cần gì
Nếu bạn muốn sở hữu một team mạnh, bạn nhất định phải hiểu họ là ai và họ mong muốn gì từ những công việc đang làm. Bởi lẽ mọi sự hợp tác thành công cần bắt nguồn từ thấu hiểu lẫn nhau để có thể hỗ trợ nhau phát triển tốt hơn. Tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp là mục tiêu chung, nhiệm vụ của tổ chức là phát triển doanh nghiệp theo mục tiêu đó nhưng hiểu về con người trong tổ chức là nhiệm vụ một nhà lãnh đạo.
Ngoài những người có tố chất nhạy cảm với con người, phần còn lại thường dành nhiều thời gian để cải thiện chỉ số EQ. Và dĩ nhiên điều này không hề đơn giản. Nhân viên của bạn chỉ là người bình thường và những cảm xúc tự nhiên của mỗi người cũng khác nhau. Với một lãnh đạo, người từng có nhiều trải nghiệm có thể sẽ quản lý nó tốt hơn. Như Simon Sinek, tác giả cuốn Leaders Etat Las: Why Some Teams Pull Together and Others Don’t, nhận định: “Những quan tâm nhỏ mỗi ngày dành cho nhân viên của mình có thể ảnh hưởng tốt đến họ. Điều này giúp cho việc xây dựng một mối quan hệ lâu dài như tình bạn và tác động đến cách bạn chăm sóc khách hàng và đối tác”.
Dấu hiệu 04: Khả năng nhìn xa trông rộng
Một trong những điểm tạo nên khác biệt của một người lãnh đạo và nhân viên thường chính là khả năng nhìn xa trông rộng. Người lãnh đạo cần biết rằng các nhân viên của mình cần dựa vào một lộ trình rõ ràng để họ có thể làm theo và đem về kết quả tốt nhất. Và bản kế hoạch này không ai khác có thể thực hiện tốt hơn một nhà lãnh đạo.
Dấu hiệu 05: Sự khiêm tốn
Không ai thích trò chuyện hay tiếp xúc với người quá khoe khoang về thành tích của mình. Thành ngữ Nhật Bản có câu “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu” và câu nói này hoàn toàn phù hợp để miêu tả về một nhà lãnh đạo giỏi. Sự khiếm tốn giúp cho họ đi xa và nhanh hơn người khác. Một cuộc khảo sát của Norwegian với hơn 1500 nhà lãnh đạo đã chỉ ra rằng, nhân viên của họ cảm thấy tin tưởng ở một người quản lý với tính cách khiêm tốn và tự nhận thức tốt về năng lực bản thân.
Với những chia sẻ nói trên từ JobHop, bạn thấy mình có bao nhiêu dấu hiệu trong 5 điều nói trên? Đừng quên chia sẻ cùng JobHop nhé!