Mâu thuẫn trong công việc là điều không thể tránh khỏi, nhất là khi bạn làm việc trong mỗi trường đội nhóm. Vậy khi mâu thuẫn xảy ra, làm cách nào để vượt qua “cơn bão”? Bài viết sau đây sẽ mang đến 6 bí kíp hiệu quả, giúp bạn giải quyết mâu thuẫn trong công việc, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cần giữ bình tĩnh
Việc nóng giận chính là một trong những lý do dẫn đến những mâu thuẫn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bạn rơi vào trạng thái giận giữ, mất bình tĩnh, bạn thường sẽ không thể lắng nghe được những quan điểm từ phía người khác trong công việc.
Chính điều này sẽ trực tiếp khiến những vấn đề tưởng chừng như đơn giản ngày càng trở nên rắc rối hơn. Bình tĩnh chính là bí quyết quan trọng khi đối đầu với những mâu thuẫn trong công việc với đồng nghiệp và đối tác.
Theo Thomas Jefferson, giữ được bình tĩnh sẽ giúp mang lại cho bạn nhiều ưu thế hơn người khác hơn bao giờ hết. Với sự bình tĩnh, bạn có thể dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh và có cái nhìn khách quan hơn trước những vấn đề xảy đến.
Xác định mối quan tâm chung để giải quyết mâu thuẫn trong công việc
Xác định mối quan tâm chung là điều kiện cần thiết để chúng ta có thể bắt đầu một cuộc nói chuyện nhằm mục đích giải quyết mâu thuẫn tốt hơn. Bởi vì chỉ khi xác định được mối quan tâm chung chúng ta mới có thể dễ dàng tìm được tiếng nói chung, dựa trên quan điểm khách quan và bình đẳng.
Mối quan tâm ở đây có thể là mục tiêu chung mà cả nhóm của bạn đang hướng tới, hoặc những lợi ích, quy định được đặt ra từ khi bắt đầu dự án và khi dự án kết thúc. Khi mọi người có cùng quan điểm với nhau thì hầu hết những mâu thuẫn sẽ được giải quyết, tránh được tình trạng mỗi người một ý, ai cũng muốn làm theo ý mình.
Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng, mối quan tâm chung này phải là mục tiêu chung mà bạn và những cộng sự của bạn đều thực sự quan tâm, tuyệt đối không phải những suy đoán mang tính chủ quan, áp đặt của bất kỳ một người nào. Điều này sẽ góp phần giúp mỗi cá nhân thực sự nâng cao tinh thần đoàn kết, mang lại giá trị lợi ích cao cho tập thể trong công việc.
Lắng nghe để thấu hiểu
Lắng nghe được xem là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ nhân viên nào cũng cần áp dụng trong giao tiếp và trong công việc ở đa dạng lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh việc giữ bình tĩnh khi mâu thuẫn xảy ra thì chúng ta cũng cần tập trung để lắng nghe những góp ý, ý kiến của những người xung quanh mình nhằm giải quyết công việc một cách tốt nhất.
Để làm được điều đó bạn cần phải im lặng trong lúc đồng nghiệp của mình trình bày quan điểm của họ, tiếp thu những ý kiến chính và nắm được cái nhìn của họ, lý do vì sao họ có những đề xuất về công việc như thế. Và hơn hết, mỗi người cần biết cách đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương, trong lúc đồng nghiệp của mình phát biểu tuyệt đối không được ngắt lời.
Làm được điều này, đồng nghiệp và cộng sự của bạn sẽ cảm thấy họ được tin tưởng, từ đó sẵn sàng chia sẻ, giải quyết mâu thuẫn trong công việc với bạn theo hướng thiện chí nhất có thể.
Nói rõ quan điểm cá nhân
Bên cạnh bí kíp lắng nghe và thấu hiểu quan điểm từ người khác, mỗi người cũng cần phải học được cách trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân mình một cách tốt nhất. Trong lúc nói rõ quan điểm cá nhân, bạn cũng nên lưu ý lựa chọn cách trình bày sao cho thật rõ ràng, chi tiết, diễn đạt dễ hiểu và ngắn gọn.
Việc thể hiện quan điểm này chứng tỏ bạn là một người có chính kiến, bản lĩnh và góp phần không nhỏ giải đáp những vấn đề khúc mắc, tạo điều kiện cho mọi người nắm bắt kịp thời những ý kiến của bạn, giúp công việc được giải quyết thuận lợi hơn.
Quan tâm đến tương lai, không phải quá khứ
Khi những mâu thuẫn trong công việc đã xảy ra rồi, thay vì chỉ chăm chăm nhìn đến những sai lầm của ai đó trong quá khứ và liên tục công kích họ, bạn hãy tập trung nhìn vào vấn đề ở hiện tại.
Điều này góp phần tạo dựng bầu không khí hòa nhã, thoải mái cho tất cả mọi người và tránh được những mâu thuẫn không đáng có, tránh được áp lực công việc.
Cùng nhau đưa ra giải pháp giải quyết mâu thuẫn trong công việc
Việc cùng nhau đưa ra giải pháp để khắc phục các vấn đề mâu thuẫn trong công việc được xem là rất quan trọng. Trong trường hợp đối phương chưa cảm thấy thuyết phục với những ý kiến mà bạn đưa ra, hãy thuyết phục họ một cách khéo léo bằng những luận điểm, giải pháp của mình chứ không phải bằng việc cãi vã.
Đồng thời bạn cũng cần khuyến khích mọi người cùng chung tay giải quyết rắc rối công việc. Khi tất cả mọi người cùng tham gia đưa ra giải pháp, những vướng mắc, mâu thuẫn sẽ nhanh chóng được “gỡ bỏ” nhanh chóng.
Những bí kíp giải quyết mâu thuẫn trong công việc vừa rồi được xem là hành trang vô cùng quý giá để mỗi người chuẩn bị bước vào công việc mỗi ngày. Hy vọng với những bí kíp trên sẽ giúp bạn ngày càng thành công hơn đồng thời xây dựng được những mối quan hệ quý giá trong công việc nhé!
JobHop Team