Bạn đã có một CV xin việc chuyên nghiệp và vượt qua phỏng vấn vòng 1 và sắp đến phần quan trọng, có thể nói là mang tính “quyết định”: Đàm phán lương. Vậy đàm phán lương như thế nào là khôn khéo và chuyên nghiệp nhất? Làm sao để nhà tuyển dụng tự đưa ra mức lương đúng với mong muốn của bạn? Dưới đây là 5 lời khuyên và 4 cảnh báo mà bất cứ ứng viên nào cũng nên biết
Nên làm gì khi đàm phán lương?
Nghiên cứu về mức lương bạn nên đàm phán cho vị trí bạn tìm kiếm
Bạn nên dành thời gian để tìm hiểu mức lương của vị trí tương đương tại các công ty khác. Nguồn tham khảo có thể là các trang tìm việc làm, những người bạn của bạn,… Khi biết chính xác mức lương trung bình của vị trí đó, bạn sẽ dễ dàng đưa ra mức mong muốn khi đàm phán lương hơn.
Thử ngay: Hop Score – Công cụ đề xuất mức lương bằng trí tuệ nhân tạo AI dành riêng cho bạn
Cam kết giá trị bạn sẽ mang đến cho công ty
Để làm được điều này, bạn nên thể hiện giá trị của bản thân qua hồ sơ, các câu hỏi về vị trí công việc và nói một cách khéo léo về kinh nghiệm làm việc. Hãy để nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn sẽ mang lại giá trị cho công ty một cách nhanh nhất!
Trì hoãn đàm phán lương càng lâu càng tốt (cho đến khi bạn biết chính xác vị trí này đòi hỏi gì)
Cho đến khi nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương mong muốn, đừng bao giờ trả lời ngay. Hãy hỏi nhà tuyển dụng một lần nữa về những công việc bạn cần làm ở công ty, tình trạng vị trí của bạn như thế nào, ai là người quản lý, KPI ra sao,… Hãy để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã tìm hiểu tường tận về công việc rồi mới đưa ra mức lương. Việc liệt kê các công việc bạn phải làm cũng gián tiếp nhấn mạnh, bạn xứng đáng với mức lương sắp sửa đề xuất.
Hãy để người phỏng vấn đưa ra đề nghị lương đầu tiên
Bạn đừng đưa ra mức lương ngay khi được hỏi, hãy để cho nhà tuyển dụng nói về điều này. Thông thường, các công ty đều có ngân sách riêng để tuyển một vị trí, việc để nhà tuyển dụng đưa ra mức lương sẽ giúp bạn biết được trung bình ngân sách ấy là bao nhiêu. Từ đó, bạn hãy so sánh với mức lương mong muốn của mình để tiếp tục đàm phán hoặc chấp nhận.
Làm gì khi không được mức lương như mong muốn?
Nếu bạn không đàm phán được mức lương mong muốn, hãy suy xét đến những “lợi ích” khác của công việc mới ngoài mức lương như: Thời gian lên lương ngắn hơn, chức vụ tốt hơn, không gian làm việc tốt hơn, phụ cấp, tiền thưởng, thời gian nghỉ phép,…
Những điều lưu ý khi đàm phán lương
Nói dối về mức lương hiện tại để đàm phán mức lương cao hơn tại công ty mới
Nếu bạn muốn một mức lương cao hơn, hãy mạnh dạn bày tỏ, đừng dại dột nói dối về mức lương tại công ty cũ để nâng “mức sàn”. Khi tuyển bạn với mức lương cao, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn ngang tầm với mức lương bạn mong muốn.
Không nên miễn cưỡng đồng ý với đề nghị lương đầu tiên
Nếu mức lương đầu tiên nhà tuyển dụng đưa ra không phải điều bạn mong muốn, hãy tiếp tục hỏi về công việc bạn ứng tuyển, cố gắng tìm hiểu nó thật kĩ càng. Việc làm này sẽ giúp bạn biết mình sắp phải làm gì, có xứng đáng với đề xuất ban đầu hay không. Sau khi đã tường tận các yêu cầu công việc, bạn hãy nói lên mức lương mong muốn của mình, lúc này nhà tuyển dụng cũng đã phần nào được nhắc nhớ về yêu cầu công việc, họ sẽ có quyết định chính xác hơn.
Nhấn mạnh quá nhiều lần về mức lương bạn mong muốn
Điều này sẽ làm bạn trở thành một con người thực dụng trong mắt nhân sự. Biết rằng chúng ta không thể đi làm mà công cần tiền bạc, tuy nhiên đừng để mọi người hiểu lầm bạn không có chút nhiệt huyết, đam mê nào nhé!
Chấp nhận mức lương được đề xuất khi không hiểu rõ về công việc hoặc công ty
Đây là một việc làm vô cùng dại dột, đôi khi nó sẽ khiến bạn mất thời gian ở 2 tháng thử việc. Hiểu không rõ mình đang làm gì có thể khiến bạn bị giao thêm nhiều việc không đúng chuyên môn, hoặc bị “hối hận” vì đã đề xuất lương quá thấp. Cảm giác này kéo dài sẽ khiến bạn bất mãn trong công việc, rời đi là việc sớm muộn mà thôi.
Hy vọng những gạch đầu hàng trên sẽ giúp bạn có một cuộc đàm phán lương thuận lợi và có được cho mình công việc mới với mức lương tương xứng trình độ mình nhất!
Nguồn ảnh: Mirko Grisendi
Có thể bạn quan tâm: