Cuộc chiến thu hút nhân tài của các công ty dường như chưa bao giờ có hồi kết. Trên thế giới, những nhà báo đã không tiếc bút mực để nói về cuộc chiến này, Uber liệu có chọn các ngân hàng từ Goldman Sachs hay Apple có tìm cách lôi kéo được đội ngũ lãnh đạo của Tesla đã trở thành những tiêu đề nóng hổi trên khắp các mặt báo.
Vậy phải làm sao để có thể giữ chân nhân tài mà trí tuệ của họ được xem là tài sản của công ty? Làm sao để thu hút nhân tài? Đây là một bài toán mà bất cứ người làm nhân sự nào cũng đã từng đau đầu, hãy tìm lời giải ngay dưới đây!
Những điều mà nhân viên thường mong đợi khi đi làm
Trước khi thu hút nhân tài, bạn cần biết chính xác những gì họ cần. Và giữ chân nhân tài là việc làm cần rất nhiều sự tinh tế, vì thế hãy thường cập nhật tâm lý nhân viên, tìm hiểu và đi sâu vào đáp ứng một cách thông minh những mong đợi của họ.
Dưới đây là những điều nhân viên thực sự mong đợi khi đi làm:
- Yêu cầu cơ bản: chế độ đãi ngộ công bằng, các khóa đào tạo, sự tôn trọng, sự an toàn
- Văn hóa: Tích cực, lành mạnh, nhiệt tình và năng động
- Danh tiếng công ty: Công ty có danh tiếng tốt, ảnh hưởng tích cực đến xã hội
Những điều mà nhân tài (A-Players) thực sự mong đợi
- Lãnh đạo – Nhân tài cần một sếp tốt: Sếp thể hiện sự quan tâm, gắn kết mọi người và dẫn dắt công ty tốt
- Cơ hội phát triển – Nhân tài cần một tương lai sáng lạn cho bản thân: Công việc cần có những thách thức và những cơ hội thăng tiến nhất định
- Sứ mệnh, giá trị và ảnh hưởng đến xã hội – Nhân tài cần một công ty có tầm nhìn đủ lớn: Đảm bảo sự đồng bộ, kết nối và tạo ra những ảnh hưởng tích cực bên trong công ty và bên ngoài xã hội
Từ những mong muốn trên, hãy hoạch định chiến lược giữ chân nhân tài của công ty bạn. Đây là những cách thức hiệu quả nhất mà JobHopin muốn đề xuất cho bạn:
Đãi ngộ cạnh tranh, cộng dồn lương thưởng theo cống hiến
Bạn cần chắc chắn rằng, các vị trí chủ chốt của công ty đều được hưởng mức đãi ngộ cạnh tranh và đi kèm với những hợp đồng ràng buộc, lợi ích dài hạn. Trong quá trình cống hiến cho công ty, hãy chia lợi nhuận cho họ từ những dự án mà họ thực hiện được, đây cũng là một nguyên tắc cơ bản trong việc quản trị nhân tài.
Tập trung vào văn hoá và giá trị của công ty
Đừng dại dột nhắm vào những giá trị là các giải thưởng tài chính, nhất là với những giám đốc điều hành có kinh nghiệm lâu năm. Khi bạn xây dựng một văn hoá công ty tốt, bao gồm những người cùng chí hướng với các giá trị được chia sẻ mới là điều quan trọng nhất.
Bạn có biết, ngay cả với các nhân sự cấp cao, bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy được khuyến khích, gắn bó công ty hơn khi họ biết các cống hiến của họ được ghi nhận. Họ sẽ cảm thấy những việc mình làm thực sự giúp công ty đi lên, vững mạnh và được sự hưởng ứng từ nhiều người.
Bằng cách này, khi nhân viên và các nhà quản lý được công nhận về khả năng làm việc, họ sẽ không chỉ tận tâm cống hiến mà còn tự trau dồi bản thân để làm tăng giá trị cho công ty hơn.
Thu hút nhân tài cho vị trí chủ chốt
Những giám đốc điều hành hay các nhân viên sẽ luôn bị “săn trộm” khi bạn không chú ý đến, vì thế hãy luôn lắng nghe và quan sát. Sự bất mãn trong công việc có thể đến từ sự tái tổ chức công ty, cắt giảm ngân sách hay đơn giản chỉ vì dự án vừa rồi không thành công như mong đợi, tuy lỗi lầm ấy không thuộc về bất cứ một ai.
Những lý do như thế phải được tinh tế nhận ra và giải quyết kịp thời, nếu không bạn sẽ rất dễ “mất người” về tay công ty đối thủ.
Hãy thừa nhận với nhân viên và các quản lý những chướng ngại mà họ phải đối mặt, giải thích lý do vì sao và hướng giải quyết để giải đáp khúc mắc trong lòng họ, giúp họ yên tâm tiếp tục cống hiến cho công ty.
Hãy lắng nghe và giải quyết các vấn đề của nhân viên
Chuyên nghiệp nhất, bạn hãy tạo một hộp thư hoặc một diễn đàn mà ở đó nhân viên có thể nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Đôi khi, các nhân viên vẫn cảm thấy có lỗi vì mình đã không hoàn thành công việc đúng thời gian, hoặc làm lệch với mục tiêu ban đầu. Việc xác định rõ vấn đề sẽ giúp bạn sớm giải quyết trước khi mọi việc diễn biến tệ hơn.
Phát triển công ty theo tính kế thừa
Đôi khi, những tài năng mấu chốt ra đi và bạn cũng nên dự tính cho điều này.
Để đón nhận việc vị trí lãnh đạo ra đi một cách nhẹ nhàng, bạn nên hoạch định việc phát triển công ty theo tính kế thừa. Hãy bồi dưỡng những ứng viên “dự trữ” cho từng vị trí cấp bậc, điều này giúp bạn có thể thay thế kịp thời vị trí vừa bỏ trống.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phát triển đội ngũ nhân tài mới như một kế hoạch dự phòng, tiếp bước các nhà lãnh đạo hiện thời để phát triển bộ máy công ty.
Trong trường hợp có một nhân viên muốn rời khỏi tổ chức, đừng vội vàng đề xuất tăng lương vì có thể đó không phải là lý do thực sự, làm như vậy bạn sẽ không giữ chân họ được lâu dài.
Vậy phải làm thế nào khi một nhân viên, nhất là nhân viên cấp cao quyết định rời đi? Hãy làm theo những bước sau để giải quyết vấn đề này
-
Đầu tiên, bạn hãy xác định được lý do vì sao họ rời đi và sử dụng chính những gì bạn tìm hiểu được để ngăn chặn cho những nhân viên sau này.
-
Tiếp theo, hãy củng cố tinh thần những người ở lại bằng cách đưa ra một thông báo, rằng việc lãnh đạo này rời đi không chỉ là tổn thất của công ty, mà đây còn là tiềm tàng cho một cuộc “chảy máu chất xám” lớn hơn.
-
Cuối cùng, hãy để những người ra đi cảm thấy họ có những đãi ngộ tốt nhất trong tương lai nếu họ quay lại. Động thái này này vừa là nhắm đến kiến thức và kinh nghiệm họ nhận được ở công ty đối thủ, vừa làm yên lòng những nhân viên còn lại.
Có những chiến lược này, bạn sẽ có thể thu hút nhân tài đầu quân và cống hiến cho công ty, bên cạnh đó còn xây dựng thương hiệu cho công ty một cách bền vững nhất. Một thương hiệu được xây dựng từ sự đồng lòng của tất cả nhân viên, đó là mục tiêu lớn nhất của bất kì tổ chức, doanh nghiệp nào!