Thiết kế giao diện người dùng (UX/UI Design) có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với các doanh nghiệp. Sở hữu giao diện đẹp mắt và thân thiện được chứng minh sẽ tăng 200% tỷ lệ chuyển đổi của các app, website. Điều này đồng nghĩa với việc tiêu chuẩn của người dùng cũng sẽ tăng đột biến theo thời gian. Đầu tư cho giao diện người dùng là một chuyện, liệu giao diện đó có thể đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp hay không còn là một vấn đề lớn lao hơn. Sự ra đời của UX writing như mở ra thế giới mới và thay đổi phần lớn tiêu chuẩn trong thiết kế giao diện người dùng.
Vậy UX Writing là gì?
Bạn biết không? Chúng ta đều đã từng tiếp xúc với UX writing mà không nhận ra đấy thôi. Tất cả những văn bản mang tính tương tác được hiển thị trên ứng dụng hoặc website của bạn đều là UX writing. Mục đích của chúng là tạo ra cuộc trò chuyện trong quá trình trải nghiệm. Dẫn lối người dùng để họ khai thác website/ứng dụng chính xác, tối ưu. Bên cạnh đó, UX writing tốt sẽ tăng tỉ lệ tương tác và gắn kết của người dùng với website/ứng dụng bền bỉ hơn. Những văn bản “nhỏ mà có võ” này bao gồm: Call to action (CTA), nút bấm, thông báo,.. Trông có vẻ đơn giản nhưng đều đã được biên tập kỹ càng trước khi chính thức đến tay người dùng.
Nhìn chung, làm UX writing cũng không quá tương phản với copywriter. Do đó những nguyên tắc sử dụng trong copywriting, bạn có thể ứng dụng để viết nội dung cho giao diện người dùng. Mục đích chung của cả hai công việc này đều là để truyền tải thông điệp chính xác đến nhóm đối tượng cụ thể. Chúng đều yêu cầu sự rõ ràng, nhất quán. Người viết cũng cần hướng nội dung của mình đến đúng đối tượng mục tiêu. Cuối cùng, dù là UX writing hay copywriting thì đều phải trải qua vô số lần chỉnh sửa để đi đến kết quả hoàn chỉnh nhất.
Xem thêm: Phân biệt UI UX Designer trong thiết kế, đừng nhầm lẫn
Đừng nhầm lẫn, UX writer không phải là marketer!
Đều là công việc viết và sử dụng từ ngữ, nhưng chớ vội nghĩ UX writer là marketer nhé. Trọng tâm công việc giữa một marketer chuyên về content chính là tạo ra nguồn khách hàng mới. Đối với UX writer, mối bận tâm lớn nhất nằm ở trải nghiệm người dùng.
Nếu các marketer xuất hiện trên mọi mặt trận để quảng bá sản phẩm tới khách hàng, thì UX writer là chỉ tập trung phát triển nội dung cho sản phẩm của họ mà thôi.
UX Writer | Copywriter |
Từ ngữ ngắn gọn, truyền tải đủ ý | Ngôn từ tạo cảm xúc ngay khi vừa đọc |
Chú trọng phát triển sản phẩm | Chú trọng phát triển doanh số |
Làm việc với designer | Làm việc với marketer |
Giúp người dùng cảm giác như đang tương tác với người thật thay vì máy móc | Lấy kể chuyện làm trọng tâm |
Điều gì tạo nên nội dung UX tốt?
Như đã đề cập, UX writing sinh ra để khiến trải nghiệm người dùng tốt hơn. Do đó, sử dụng tông giọng phù hợp khi làm nội dung có quyết định rất lớn. Người dùng muốn có trải nghiệm thân thiện, tự nhiên. Họ không muốn tương tác với một website/ứng dụng quá máy móc.
Ví dụ:
- Nên: “Bạn có muốn cập nhật để trải nghiệm tính năng mới ngay hôm nay?”
- Không nên: Cập nhật ngay để trải nghiệm tính năng mới!
Không chỉ “thổi hồn” vào website/ứng dụng, bạn cũng cần biên tập nội dung sao cho thật chính xác và dễ hiểu nữa. Đừng để người dùng phải đi tìm lỗi không phải họ gây ra.
Ví dụ:
- Nên: Ôi, hình như kết nối wifi của bạn gặp lỗi rồi!
- Không nên: Ôi, hình như vừa có lỗi xảy ra!
Tôi có thể bắt đầu công việc viết nội dung cho sản phẩm từ đâu?
Việc làm UX writing tại Việt Nam thật sự chưa phổ biến, nhưng đây được dự đoán là ngành nghề “làm ra chuyện” trong những năm sắp tới. Vì sao ư? Sự nở rộ của ứng dụng điện thoại và làn sóng khởi nghiệp B2B!
Nếu bạn đang có ý định rẽ hướng công việc từ copywriting sang các ngành khác. Sao không thử sức mình với công việc mới mẻ này nhỉ? Với kinh nghiệm viết lách trong tay, hãy tranh thủ tận dụng thời điểm thị trường công việc UX writing chưa nở rộ, biết đâu lại tìm ra Ikigai của bản thân?
Bạn có thể viết nội dung cho website và ứng dụng tại các startup: Môi trường khởi nghiệp là địa điểm lý tưởng nếu bạn muốn chuyển hướng công việc. Công việc thay đổi từng ngày, trải nghiệm viết nội dung UX tại các startup sẽ giúp bạn vừa thử nghiệm và tích lũy kinh nghiệm nhanh chóng nhất.
Ngoài ra, UX writing không chỉ là công việc dành riêng cho người biết viết. Đây nên trở thành một trong những kỹ năng mà UX/UI designer nên học hỏi thêm. Tham khảo các khóa học miễn phí/tính phí trên mạng, đọc thêm các bài blog về UX/UI. Đơn giản hơn, nếu bạn có cơ hội làm việc với UX Writer, bạn cũng có thể quan sát cách mà họ sử dụng từ ngữ chẳng hạn.
Đối với các doanh nghiệp, tại sao cần tuyển riêng một UX writer?
Thiết kế tốt nhưng nội dung không thu hút sẽ rất khó để giữ khiến khách hàng quay trở lại với sản phẩm của bạn. Nhận ra được điều này, các tập đoàn hàng đầu thế giới ngày càng chú trọng đến những mẫu câu chữ xuất hiện trên website và ứng dụng của họ.
Đã bao giờ bạn gặp phải những mẫu câu rất thú vị từ Google, Dropbox hay Amazon và nhớ mãi vì sự thú vị của chúng chưa? Tạo ấn tượng với UX writing là lý do giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi, cải thiện số lượng truy cập, khiến khách hàng liên tục quay trở lại với sản phẩm đấy. Xem thử một số mẫu nội dung dễ thương cực kỳ của các thương hiệu lớn nha.
Mcdonald: “Xin lỗi nha, hình như gói khoai tây chiên bạn tìm biến không có ở đây. Bạn đã thử mấy trang này chưa?
Pixar: “Aww…Đừng khóc mà. Lỗi 404 bình thường thôi. Chắc thứ bạn tìm đã bị đặt sai vị trí rồi!
UX writing ngày càng chứng tỏ được sự ảnh hưởng tích cực đến sự thành công của doanh nghiệp. Đừng để cơ hội “đầu tư” cho nhóm nghề này vuột mất bạn nhé!
PROPZY Việt Nam Tuyển Dụng Nhiều Vị Trí Lương Cao
Sau hơn 5 năm hình thành và phát triển, PROPZY đã và đang giúp quá trình kết nối hàng triệu khách hàng dễ dàng hơn bao giờ hết. Sở hữu 200 nhân sự, làm việc tại 6 trung tâm giao dịch tại TP.HCM và Hà Nội, cùng với lợi thế về công nghệ và giải pháp hữu ích, PROPZY đang đẩy nhanh tốc độ hiện thực hóa mục tiêu mở rộng thương hiệu tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.
Tham khảo ngay các cơ hội việc làm hấp dẫn đến từ PROPZY Việt Nam!
JobHopin Team