sếp-tốt

Chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm không giúp bạn trở thành một người sếp tốt. Kỹ năng quản lý và lãnh đạo còn thể hiện qua cách bạn đối xử với nhân viên, xây dựng đội nhóm, thấu hiểu ranh giới giữa công việc và chuyện đời tư của người khác,…Hoặc đơn giản chỉ là tán dương nỗ lực mà cấp dưới của mình đã bỏ ra. 

Đôi khi do suy tư quá nhiều cho công việc vô tình biến bạn trở thành “nhân vật phản diện” trong câu chuyện của nhân viên. Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Liệu mình có phải là một người sếp tốt?” 

Tìm hiểu nhanh bằng cách trả lời những câu hỏi sau nhé!

Nhân viên của bạn có cảm thấy áp lực mỗi khi gặp sếp không?

Chắc chắn bạn đã từng gặp phải vị sếp khó ưa ít nhất một lần trong suốt sự nghiệp. Một người sếp mỗi khi xuất hiện sẽ khiến không khí văn phòng trở nên căng thẳng ngay lập tức. Những vị sếp này vô tình tạo ra môi trường làm việc cực kỳ độc hại, có thể gián tiếp ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên làm việc thân cận với họ. Càng bị ảnh hưởng bởi người này, nhân viên dần sẽ mất đi khả năng lên tiếng, xử lý vấn đề. Cơ bản vì họ đã kiệt sức vì đưa ra ý kiến nhưng thường xuyên bị sếp bác bỏ. 

Xem thêm: AMA 07/07: CMO Propzy giúp bạn giải mã cách làm chủ áp lực trên đường đua sự nghiệp

Nếu bạn cho rằng mình là sếp tốt, có bao nhiêu nhân viên chọn gắn bó lâu dài với bạn?

sếp-tốt (1)

Có một câu ngạn ngữ cũ nói rằng, “Nhân viên không rời bỏ công ty, họ rời bỏ những người sếp tồi”. Một người sếp tồi là một trong những lý do khiến nhân viên quyết định dứt áo ra đi. 

Sự minh bạch và niềm tin là là hai trong số những yếu tố có tác động đến cảm nhận của nhân viên về cấp trên của họ. Theo Harvard Business Review, hơn 50% nhân viên cảm thấy rất khó để tin tưởng sếp của mình. Bạn không phải là một người sếp tốt nếu nhân viên thường xuyên cảm thấy họ không được lắng nghe hay tôn trọng. Yếu tố này cũng có ảnh hưởng đến kế hoạch giữ chân nhân viên cho công ty. 

Bạn có từng nhận hết thành tích về mình? 

Sếp tốt là người hiểu được thế mạnh của từng người trong team để chia việc hiệu quả. Cùng nhau thúc đẩy năng suất và cùng nhau hưởng lợi từ thành tích. Mặc dù trọng trách của người làm sếp là vô cùng lớn, vì chỉ cần một sai sót nhỏ bạn có thể bị khiển trách nặng từ cấp trên. Tuy vậy, khi được tuyên dương, hãy nhớ rằng phía sau những thành công đó là những người đồng đội thân cận cùng nỗ lực để hỗ trợ bạn nhé!

Xem thêm: Apple và bí quyết giữ chân nhân tài khác biệt

Làm sao thể trở thành một người sếp tốt? 

Nếu bạn trả lời có cho hầu hết những câu hỏi trên, đừng lo vì có giải pháp để thay đổi.  Một số nhà lãnh đạo chia sẻ rằng nhờ làm việc cùng những vị sếp tồi giúp họ nhìn ra khiếm khuyết trong phong cách lãnh đạo. Từ đó quản lý đội ngũ của mình tốt hơn, tận tâm hơn. 

Nhà sáng lập MyWhy Agency, Emerald-Jane Hunter nhớ lại, “Sếp tôi từng nói xấu đồng nghiệp, thậm chí là nói xấu cả những người bạn của cổ”. Vì trải nghiệm đó mà Hunter quyết định trở thành một nhà lãnh đạo thấu hiểu hơn bằng việc quan tâm đến sức khỏe tinh thần và xác định được giới hạn riêng tư của nhân viên. 

Hay trong trường hợp của Lydia Pierre, Giám đốc điều hành của Pierre Branding Group, vẫn nhớ về quá trình làm việc với một người sếp hiếu thắng, khiến nhân viên luôn cảm thấy bất an khi làm việc. Sau này khi thành lập công ty của riêng mình, Lydia Pierre đã thực thi cam kết tôn trọng lẫn nhau trong môi trường công sở.

Tóm lại, quyết định lựa chọn trở thành một người sếp tốt nằm ở bạn. Hãy đặt mình vào khoảng thời gian còn là thực tập sinh, bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu đi làm với đầy âu lo bị khiển trách? Người sếp tốt là người biết sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn của mình để tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên phát triển sự nghiệp của họ. Đồng thời, sếp tốt còn biết cách đặt mình vào vị trí của nhân viên, lan tỏa nguồn năng lượng tích cực và công nhận nỗ lực của tất cả mọi người. Một công ty với những nhà lãnh đạo có sự thấu cảm cao sẽ trở thành một công ty thu hút và giữ chân những nhân tài cam kết gắn bó lâu dài. 

JobHopin Team