So với các công ty khác, quy trình tuyển dụng IT của bạn có điểm gì nổi trội? Có thể bạn đã quen thuộc với các chỉ số tuyển dụng quan trọng như: Thời gian tuyển dụng trung bình, số lượng ứng đạt chuẩn. Nhưng ý nghĩa đằng sau những chỉ số này, đặc biệt trong tuyển dụng IT là gì?
Hung Lee, người phụ trách bản tin tuyển dụng của Recruiting Brainfood từng chia sẻ: “Trừ khi có thể so sánh với cái gì đó, tôi sẽ chẳng hiểu những con số mình đang thấy có ý nghĩa ra sao”
Đó là điều mà hầu hết mọi người thường nghĩ khi nhìn vào một file excel toàn số, hoặc các biểu đồ màu sắc. Câu hỏi đặt ra lúc này, làm cách nào để biết những con số đó thấp hay cao, tốt hay xấu? Vì vậy, để xác định liệu thời gian bạn bỏ ra để tuyển dụng IT có hiệu quả hay không, hãy điểm nhanh các chỉ số đo lường hiệu quả tuyển dụng sau đây. So sánh số của riêng bạn dựa trên các điểm chuẩn này, định vị ngay lĩnh vực nào trong quy trình tuyển dụng đang hoạt động tốt và đâu là điểm cần cải thiện, tối ưu hóa.
Time-to-fill (thời gian lấp đầy)
Time to fill là khoảng thời gian bạn cần để lấp đầy một vị trí. Hoặc cụ thể hơn, là số ngày từ khi một công việc được đăng tuyển cho đến lúc ứng viên đồng ý làm việc ở công ty.
Chúng tôi cũng đo lường kèm chỉ số thời gian tuyển dụng, đôi khi được sử dụng thay thế cho thời gian lấp đầy. Thời gian tuyển dụng tính từ lúc bắt đầu thu hút một ứng viên cho đến khi họ chấp nhận lời mời làm việc của bạn. Chỉ số này cho biết đội ngũ của bạn đã có thể xác định được ứng viên tiềm năng, và thời gian nhanh nhất để chuyển họ vào quy trình tuyển dụng là bao lâu.
Nếu thời gian lấp đầy sẽ hỗ trợ quá trình lập kế hoạch tuyển dụng, thì thời gian tuyển dụng sẽ giúp bạn xác định các điểm nghẽn xuyên suốt quy trình tuyển dụng của mình. Điểm qua các chỉ số trung bình để tuyển dụng IT và các vị trí liên quan như developers, engineers, QA hay data scientist.
Khu vực | Thời gian lấp đầy (ngày) | Thời gian tuyển dụng (ngày) |
Toàn cầu | 68 | 33 |
Hoa Kỳ – Canada | 56 | 33 |
Anh – Ireland | 56 | 28 |
Châu Âu | 85 | 36 |
Úc | 46 | 28 |
Châu Á | 92 | 36 |
Phần còn lại của thế giới | 64 | 32 |
Tùy thuộc vào từng vị trí mà những con số này có thể khá khác nhau. Ví dụ: Trong khi mức trung bình toàn cầu để tuyển dụng IT là 62, thì tuyển Data Scientist mất tầm 60 ngày với vị trí nhân viên và 70,5 ngày với vị trí cao hơn như Senior.
>>> 4 trụ cột kỹ năng người làm tuyển dụng nhân sự cần nằm lòng!
Ứng viên đạt chuẩn cho mỗi lần tuyển dụng
Chỉ số này là một phần của nhóm chỉ số tổng thể được gọi là tỷ lệ lợi nhuận tuyển dụng. Các chỉ số tuyển dụng này cho biết sẽ cần bao nhiêu ứng viên ở mỗi giai đoạn để tuyển thành công một vị trí.
Mặc dù mỗi quy trình tuyển dụng là khác nhau, nhưng nếu hình dung được số lượng ứng viên cần có sẽ giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Đồng thời, nó còn giúp xác định mức độ hiệu quả của các bài đăng tuyển dụng hoặc thương hiệu nhà tuyển dụng có đang thu hút đúng đối tượng hay không. Từ đó, các công ty có thể đưa ra chiến lược cải thiện hoặc tối ưu các bài quảng cáo việc làm, chẳng hạn.
Chỉ số này đã bao gồm những ứng viên đã vượt qua giai đoạn tuyển dụng đầu tiên. Tính luôn những ứng viên nằm trong danh sách trúng tuyển nhờ tự nộp đơn, hoặc được chọn từ dữ liệu có sẵn trong hệ thống.
Khu vực | Ứng viên đạt chuẩn cho mỗi lần tuyển dụng |
Toàn cầu | 39 |
Hoa Kỳ – Canada | 34 |
Anh – Ireland | 27 |
Châu Âu | 31 |
Úc | 64 |
Châu Á | 45 |
Phần còn lại của thế giới | 42 |
Những số liệu ở trên chỉ nên dùng để tham khảo và hỗ trợ quá trình tuyển dụng IT của công ty. Ví dụ, dù chỉ có 15 ứng viên đủ tiêu chuẩn, nhưng bạn tin vào chuyên môn và kinh nghiệm của họ thì không cần phải kiếm thêm. Ngược lại, nếu chỉ số trung bình là 24 nhưng hiện chỉ có 10 trong số đó đạt chuẩn, hãy cân nhắc xem có nên tiếp tục mở rộng đăng tuyển hay không nhé!
Số phỏng vấn mỗi lần tuyển
Những số liệu này được tính bằng cách đếm số cuộc gọi, phỏng vấn mà ứng viên nhận được trước khi được tuyển. Dựa vào số liệu này, các công ty có thể điều chỉnh số thời gian phù hợp cho một lần phỏng vấn.
Khu vực | Số phỏng vấn mỗi lần tuyển |
Toàn cầu | 12 |
Hoa Kỳ – Canada | 13 |
Anh – Ireland | 10 |
Châu Âu | 13 |
Úc | 17 |
Châu Á | 11 |
Phần còn lại của thế giới | 18 |
5 lưu ý nếu muốn tuyển IT thành công
Dựa vào các chỉ số và dữ liệu ở trên, ta có thể rút ra được 5 kết luận như sau:
Phần còn lại của thế giới: Có số lượng phỏng vấn gấp đôi các khu vực khác. Nếu giảm được số lượng đánh giá trong mỗi lần tuyển, bạn sẽ tuyển nhanh đáng kể so với đối thủ.
Ở Úc, số lượng ứng viên đạt chuẩn cao hơn với các khu vực khác. Điều này chứng tỏ họ có phương pháp tuyển dụng tốt, hoặc nguồn cung sẵn có dồi dào.
Khu vực châu Âu, Trung Đông, châu Phi và Châu Á mất nhiều thời gian nhất để lấp đầy một vị trí, trong khi số lượng cuộc gọi hoặc phỏng vấn ít hơn các khu vực khác. Có thể nhận thấy, việc thời gian lấp đầy lâu không phải vì quy trình đánh giá nhiều giai đoạn. Nếu bạn đang tuyển dụng IT ở những khu vực này, hãy cải thiện hoặc làm mới chiến lược tuyển dụng để mở rộng số lượng ứng viên tiềm năng.
Khu vực Hoa Kỳ và Canada có quy trình tuyển dụng ngắn nhất, đồng thời thu hút được nhiều ứng viên chất lượng vượt mức trung bình và quy trình đánh giá tương tự như châu Âu. Do đó, có thể thấy khu vực này đưa ra quyết định nhanh chóng trong tuyển dụng. Trong trường hợp này, thời gian lấp đầy có thể được giảm thiểu, nếu đăng tuyển ở vị trí phù hợp, bạn có thể tuyển đúng người trong khoảng thời gian ngắn.
Vương quốc Anh và Ireland chỉ đứng sau Úc về thời gian lấp đầy mỗi lần tuyển dụng IT. Số lượng cuộc gọi hoặc phỏng vấn ít hơn so với tất cả các khu vực khác. Ngược lại, họ mất nhiều thời gian cho việc xác định đâu là ứng viên đạt chuẩn. Vì vậy, nếu bạn đang tuyển dụng ở Vương quốc Anh và Ireland, hãy cân nhắc tổ chức lại quy trình sàng lọc cũng như gửi lời mời làm việc tới cho ứng viên, đặc biệt là đào tạo nhân viên để họ đưa ra quyết định tuyển dụng nhanh và chính xác hơn.
JobHopin Team
Phỏng dịch Workable