Antiwork: Lười biếng tột độ hay xu hướng tương lai việc làm

Ngày 14 tháng 8 năm 2013, r/antiwork lần đầu xuất hiện trên Reddit. Tính đến năm 2019, cộng đông này có đâu đó khoảng 13,000 thành viên. Đầu năm 2020, số lượng thành viên của r/antiwork tăng đột biến lên đến 100,000 người. Tính đến thời điểm hiện tại, lượng thành viên của nó đạt ngưỡng 1.8 triệu người trên toàn cầu. 

(*) r/: Subreddits là các chủ đề hoặc danh mục phụ trong trang web Reddit.

Bài viết liên quan:

Antiwork là gì? Tại sao nó lại bùng nổ?

Tháng 12 năm 2019, báo đài toàn cầu loan tin một loại virus được phát hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc). Như một cơn bão, mọi nỗ lực ngăn chặn chủng virus này đều thất bại. Cơn ác mộng mang tên COVID-19 bắt đầu lây lan trên toàn cầu, là khởi nguyên của hàng trăm triệu người mất việc làm và hàng loạt doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động. 

antiwork-tro-thanh-xu-huong

Sự xuất hiện của COVID-19 khiến các doanh nghiệp bắt buộc phải cho nhân viên của mình work from home

Ở nhà và dành nhiều thời gian cho bản thân hơn khiến một số người bắt đầu nhận thấy sự sai sai trong công việc mà họ làm hằng ngày. Từ đây, một cộng đồng mang tên r/antiwork bắt đầu trổi dậy. 

Sử dụng khẩu hiệu “Rồi nghề cho tất cả, không chỉ bọn nhà giàu”. Các bài đăng trên cộng đồng này thường chỉ trích văn hóa hustle (bận rộn, lao lực) hoặc chia sẻ những câu chuyện về trải nghiệm tiêu cực của nhân viên trong công việc thường ngày, bao gồm những câu chuyên về việc bị đối xử bất công, điều kiện làm việc kém, trả lương thấp.

Thoạt nhìn, cộng đồng này tập hợp những con người bất mãn và cái nhìn tiêu cực với công việc. Nhưng nếu phóng chiếu cận cảnh, bạn sẽ thấy chính những người này đang phản ánh sự thật về cách mà thế giới công việc thực chất luôn vận hành. Thế giới mà chúng ta đang sống không hiếm người trẻ quần quật làm việc hơn chục năm vẫn không kiếm đủ tiền để mua nhà. Và trong trường hợp của hầu hết thành viên antiwork (đa phần là người Mỹ), đây chính là món nợ đại học treo lơ lửng trên đầu sau tốt nghiệp.

su-met-moi-tich-tu-lau-ngay-cua-ca-mot-the-he-chinh-la-nguyen-nhan-khien-antiwork-bung-no

Sự mệt mỏi tích tụ lâu ngày của cả một thế hệ chính là nguyên nhân khiến antiwork bùng nổ

Phải chăng đã đến lúc thay đổi định nghĩa của nhân loại về công việc?

Giữa năm 2021, có đến hơn 20 triệu người lao động Mỹ nộp đơn xin nghỉ việc. Sự kiện này được dân Mỹ gọi là “một lần chơi lớn” hay còn gọi là Đại thôi việc (great regisnation). Đứng từ góc độ một doanh nghiệp, bạn sẽ không muốn một ngày đẹp trời nào đó tất cả nhân viên từ ưu tú đến tâm trung của mình đồng loạt nghỉ việc. Mặt khác, ở góc độ nhân viên, bạn cũng chẳng bao giờ muốn bị bóc lột sức lao động, hay trả lương thấp và đánh đổi sức khỏe vì công việc. 

Xem thêm: Thế nào là một công việc phù hợp?

Không phải là thay đổi khi nào hay bắt đầu từ đâu. Giải pháp chính xác nhất để ngăn chặn sự bộc phát của phong trào này chính là giải quyết đúng ngọn ngành của vấn đề. Một nhân viên bức xúc có thể vì họ không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của bạn. Nhưng nếu bạn chọn làm ngơ trước bức xúc tập thể thì lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

su-chan-chuong-la-nguyen-nhan-dan-den-lan-song-nghi-viec

Giải quyết đúng ngọn ngành vấn đề luôn là phương pháp tốt nhất để đối phó với “khủng hoảng nghỉ việc”

4 lưu ý có thể giúp bạn né “khủng hoảng nghỉ việc”:

  • Nhân viên của bạn luôn có nhiều lựa chọn khác tốt hơn
  • Hãy hành xử đúng mực với nhân viên
  • Luôn minh bạch thông tin với nhân viên
  • Luôn lắng nghe nhân viên 

Tóm lại là

Thế giới đã hoàn toàn trở mình sau tháng 12/2019 và antiwork lớn mạnh là hệ quả không thể tách rời của sự kiện trên. Toàn nhân loại thích nghi với WFH, sự bùng nổ của antiwork, và điều gì sẽ tới tiếp theo? Không ai dự đoán chính xác được. Giải pháp tốt nhất cho những người làm nhân sự lúc này chính là trang bị cho mình một tâm lý vững chắc để đối mặt với tất cả mọi khả thể của tương lai. 

JobHopin Team