cong-nghe-thong-tin-jobhopin

Hiện nay xu hướng đầu tư vào ngành công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam đang gia tăng rất mạnh mẽ. Có rất nhiều công ty đến từ Nhật, Hàn, Ấn Độ, Mỹ… hiện đang triển khai những dự án CNTT tầm cỡ ở đất nước chúng ta. Đây cũng là lúc mà Việt Nam cần tập trung để nắm bắt cơ hội, trở thành quốc gia mũi nhọn đi đầu khu vực trong lĩnh vực IT đầy hứa hẹn này.

Việt Nam đạt nhiều chỉ số top nhưng vẫn còn nhiều thách thức

Theo Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) năm 2019 thì nước chúng ta đã tăng thêm 3 bậc để vươn lên vị trí 42 trên tổng số 129 các nền kinh tế toàn cầu. Trong 9 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã thu hút tới 26,16B$ vốn FDI (báo cáo của US News & World, đồng thời đưa Việt Nam lên xếp thứ 8 trong 20 quốc gia tốt nhất để đầu tư). Nước chúng ta cũng xếp thứ 48 trong 157 quốc gia về chỉ số nhân lực, chỉ sau duy nhất Singapore trong khu vực Đông Nam Á. 

Theo báo cáo tổng kết 2019 cũng như định hướng 2020 của Bộ thông tin truyền thông, tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT 2019 ước tính đạt 112,350 tỉ USD, trong đó riêng xuất khẩu ICT chiếm tới 81,5%. Bộ TT&TT cũng công bố rằng doanh thu ngành công nghiệp phần mềm đạt tới 5 tỉ USD, tăng khoảng 500 triệu USD so với năm 2018. Số tiền ngành ICT nộp ngân sách nhà nước trong năm là 54.000 tỉ đồng, tăng tới 2000 tỉ so với năm 2018. Tuy vậy thì ngành công nghiệp nội dung số vẫn chỉ đang chiếm một phần khá nhỏ trong doanh thu ngành CNTT (khoảng 0,76%).

Theo lời của bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng thì năm 2020 sẽ được xác định là năm chuyển đổi số quốc gia, là thời điểm khởi động mạnh mẽ để hướng tới một Việt Nam số. Đây chính là sự chuyển đổi toàn diện và sâu sắc mà đầu tiên phải là chuyển đổi phương thức, chuyển đổi quy trình vận hành, cách làm việc. Đây cũng chính là dấu hiệu tốt, giúp đất nước chúng ta trở thành một quốc gia IT tầm vóc của khu vực.

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang rất cần nguồn nhân lực chủ lực chất lượng cao, thế nhưng nguồn cung lại luôn ít hơn cầu. Chìa khóa duy nhất có thể giải quyết tình trạng này nằm ở công tác đào tạo. Hiện tại, các trung tâm đào tạo trong nước vẫn chưa thể đáp ứng nổi nhu cầu nhân sự cho các doanh nghiệp. Chỉ 30% trong 50000 sinh viên ngành công nghệ thông tin có thể đáp ứng được nhu  cầu.

cong-nghe-thong-tin-jobhopin

Xem thêm:

Lương tới 130 triệu nhưng chưa chắc tuyển được người

Mức lương của những nhân viên IT luôn ở mức đáng mơ ước. Vị trí Tech Management (CTO hoặc CIO của công ty) có mức lương lên tới 5,700 USD và 1,329 USD là mức lương mà doanh nghiệp sẵn lòng trả cho người có kinh nghiệm. TỈ lệ tăng lương sau 1 năm cũng đạt từ 12 tới 18%.

Tuy vậy thì tìm kiếm nhân tài chỉ là khởi đầu, giữ chân nhân tài mới là bài toán khó lường khi ngành công nghệ thông tin là ngành có tỉ lệ nghỉ việc cao nhất. 20 tháng là thời gian trung bình cho một lập trình viên nhảy việc, tỉ lệ nghỉ việc cũng lên tới mức 24% trong năm 2020. IT cũng là 1 trong 4 ngành có tỉ lệ nhảy việc cao hàng đầu.

Lý giải cho tình trạng này, câu trả lời không ở mức lương mà ở giá trị họ nhận lại nằm ở những điều kiện khác nhau, đứng đầu chính là nhu cầu được đào tạo bài bản, tiếp đó là sự đảm bảo về lộ trình phát triển sự nghiệp.

cong-nghe-thong-tin-jobhopin

Giải pháp nào cho tình trạng thiếu hụt nhân sự công nghệ thông tin trong 5 năm vừa qua?

Tuy rằng nhân lực ngành công nghệ thông tin ở nước ta được đánh giá khá cao nhờ những ưu điểm về sự tháo vát, khả năng tự học, tinh thần hòa nhập… nhưng ngay cả như vậy thì bài toán nhân lực vẫn chưa được khai thác đủ tầm để đảm bảo cả chất lượng lẫn số lượng.

Trong năm 2020 nước chúng ta sẽ cần hơn 400,000 nhân lực IT, con số này còn có thể tăng lên tới 500,000 vào năm 2021. Nguyên nhân tồn tại sự thiếu hụt này nằm ở nhiều phương diện khác nhau, chủ yếu là từ chương trình đào tạo định hướng chưa hợp lý hoặc do lớp sinh viên tốt nghiệp vẫn thiếu kỹ năng, chưa thể sử dụng thành thạo tiếng Anh.

Trong thời gian sắp tới, các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin cần chú trọng nhiều hơn tới chất lượng thay vì số lượng. Hiện nay chính phủ cũng đã có kế hoạch đầu tư 20 trường lớp chuyên về CNTT ở Việt Nam. Từ đó chính phủ sẽ phối hợp với doanh nghiệp để mở nhiều khóa đào tạo ngắn, giúp bạn trẻ tiệm cận hơn với nhu cầu nhân lực trong thực tế. Các chương trình tập sự cũng như việc đi làm thêm sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trẻ, giúp các bạn tích lũy kinh nghiệm, học được quy trình giải quyết vấn đề một cách khoa học. Song song với đó thì kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng tương tác xã hội cũng nên được chú trọng mạnh hơn.

Ở thời đại tuyển dụng đa thế hệ, các doanh nghiệp gặp nhiều thách thức trong việc tuyển dụng cũng như giữ chân nhân sự. Doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn trong việc tạo ra trạng thái cân bằng trong công việc và đời sống, đồng thời có biện pháp cải thiện môi trường làm việc năng động hơn, giúp ứng viên có thể hòa nhập và đóng góp ý tưởng một cách thoải mái. Hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp đang áp dụng mô hình khởi nghiệp trong chính công ty, giúp nhân viên có thêm động lực để cống hiến. 

Có thể thấy rằng công nghệ thông tin chính là con đường thần kỳ giúp Việt Nam từ bỏ lối mòn để vươn mình ra biển lớn. Điều cần làm chính là tăng tốc về mặt năng suất lao động, có những biện pháp thực tiễn để cải thiện chất lượng của nguồn nhân lực. Chỉ có như thế thì ước mơ về một thị trường IT hàng đầu ngay tại Việt Nam mới có thể thành hình vào một tương lai không xa.

JobHopin Team

(Tổng hợp)