Bỏ cà phê đã giúp tôi tăng hiệu suất công việc (3)

Từng là người rất ghiền cà phê, cứ hễ sáng ra tôi phải làm một cốc để tỉnh táo rồi sau đó mới bắt đầu công việc. Thật lòng mà nói, ai cưỡng lại hương vị thơm nức mũi của tách cà phê sáng cơ chứ. Hương thơm quyến rũ đến nỗi có thể đánh thức bất cứ “cú đêm” nào cơ mà. Nhưng bạn biết không, khoảng 1-2 năm trở lại đây, tôi đã dừng thói quen bắt đầu buổi sáng của mình bằng một cốc cà phê. Vì sao ư? 

Bài viết liên quan: Tăng năng suất làm việc với 5 bước tạo danh sách ưu tiên

Cà phê được xem là thức uống hiệu quả giúp tỉnh táo

Vì sao bạn ghiền loại đồ uống này?

Bạn không ghiền cà phê, bạn thực chất đang ghiền caffeine. Khi đưa vào cơ thế, lượng caffeine này được giải phóng và kích hoạt hệ thần kinh, caffeine cùng lúc đó vô hiệu hóa một loại hợp chất hữu cơ có tự nhiên trong cơ thể tên là adenosine, nguồn cơn khiến bạn có cảm giác buồn ngủ. Một trong những lý do khiến bạn cảm thấy hưng phấn và tăng động sau khi uống là vì cà phê còn khiến cơ thể bạn sản sinh nhiều dopamine hay còn gọi là “vitamin hừng hực”. 

Nghe thì có vẻ như cà phê đang giúp ta vừa tỉnh táo, vừa hạnh phúc đúng không? Nhưng uống cà phê thường xuyên khiến cho cơ thể quen với việc dung nạp caffeine. Đây là lý do khiến bạn cứ phải liên tục uống cà phê, ngày qua ngày lại càng nhiều hơn là thế đó. 

Chỉ cần dừng uống cà phê 1-2 ngày, cơ thể bạn sẽ bắt đầu phản ứng với những triệu chứng như: Đau đầu, khó chịu trong người và buồn bã. Đây mới chính là tác hại xấu mà loại đồ uống này đem đến cho cơ thể khi bạn quá lạm dụng nó chỉ để tỉnh táo. 

ca-phe-chua-caffeine-loai-chat-co-kha-nang-gay-nghien

Cà phê chứa caffeine, loại chất có khả năng “gây nghiện”

Một người sẽ mất từ 2-9 ngày để giúp cơ thể làm quen với việc thiếu vắng cà phê. Nghe thì ngắn ngủi, nhưng 2-9 ngày đó chính là khoảng thời gian tưởng như trăm năm với những người ghiền cà phê. Trong 2-9 ngày đầu tiên của hành trình dừng uống cà phê, bạn sẽ thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu và mất ngủ liên tục. Đừng vội lo nhé, vì khi tuần thứ 2 đến, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi cơ thể đã bắt đầu quen với hành vi mới. Lúc này bạn không còn cần đến một cốc americano hay latter để tỉnh táo nữa đâu. 

Vậy thì bỏ cà phê có liên quan gì đến năng suất công việc?

Đây là một loại thức uống có lợi cho cơ thể nếu bạn kiểm soát được lượng caffeine tiêu thụ mỗi ngày. Khoa học cũng chứng minh rằng loại thức uống này có ảnh hưởng tích cực đối với bệnh tim mạch và chứng Alzheimers. Tuy nhiên, lưu ý rằng nó có thể khiến bạn trở nên siêu năng suất trong vài giờ, nhưng khi cơ thế tiêu thụ hết lượng caffeine bạn nạp vào, bạn sẽ nhanh chóng cạn năng lượng. Thế là bạn lại tiếp tục xoáy vào vòng luẩn quẩn bằng việc nạp ly thứ 2 trong ngày. Cơ thể bạn liên tục thay đổi từ trạng thái mệt mỏi sang hưng phấn. Nếu không có cà phê, bạn sẽ không thể làm việc nghiêm túc được. 

Kể từ sau khi thay đổi thói quen tiêu thụ đồ uống này,  tôi có thể ngồi hàng giờ để làm việc mà không bị chi phối bởi việc pha cốc mới  hay những cơn mệt mỏi vô cớ. Dần dà, cơ thể bắt đầu quen với việc này và tôi không còn cần đồ uống này làm động lực thức dậy vào buổi sáng.

Bỏ cà phê đã giúp tôi tăng hiệu suất công việc

Cà phê đã không còn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người trẻ

Nếu có một đêm mệt mỏi và cần tỉnh táo khẩn trương, tôi giờ đây chọn pha một tách trà nóng để đánh thức mình. Loại thức uống tôi tìm đến khi khát được thay bằng nước lọc. Và bạn biết không, chưa bao giờ tôi nghĩ nước lọc cũng có thể khiến cơ thể trở nên tỉnh táo đấy. 

Tôi không khuyên bạn thay đổi thói quen uống của mình vì đối với nhiêu người, thức uống này là cả một nghệ thuật. Thông điệp mà tôi muốn truyền tải chính là bạn hãy có trách nhiệm với sức khỏe bản thân tốt hơn. Học cách kiểm soát những loại thực phẩm nào đang được đưa vào cơ thế và đừng nên lạm dụng bất cứ loại thực phẩm, đồ uống nào cả. 

Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc và thuận lợi trong công việc!