Tuyển dụng cũng giống như bán hàng, vì sao lại thế?

Nhà tuyển dụng thực sự giống như 1 nhân viên kinh doanh và cần có những kỹ năng về kinh doanh nhất định. Bạn hãy tưởng tượng mình như 1 nhân viên đang rao bán các vị trí mà công ty đang tuyển dụng và ứng viên chính là những khách hàng. Trình tự bán hàng cũng tương tự:

  • Thực hiện cuộc gọi đến ứng viên để thăm dò thông tin như cách nhân viên Sale chào hàng cho khách

  • Thiết lập cuộc gặp với ứng viên như gặp gỡ khách hàng để trình bày về sản phẩm/dịch vụ

  • Chăm sóc và săn đón ứng viên tiềm năng như cách nhân viên Sale chăm sóc khách hàng của mình.

Và vì thế để chốt sale (chốt ứng viên), mời bạn tham khảo các mẹo nhỏ từ JobHop sau đây:

Là nhà tuyển đáng tin cậy

Khi lần đầu tiên bạn gọi điện cho một khách hàng tiềm năng, bạn cần thu hút họ ngay từ những giây đầu tiên, đừng cố bán hay quảng cáo quá nhiều về doanh nghiệp mình. Hãy ân cần và chuyên nghiệp khai thác những thông tin cần thiết. Xây dựng lòng tin và cảm tình từ người nghe để có cơ hội tiếp cận với họ nhiều hơn.

tuyen-dung

Tránh những câu hỏi hay thông tin chung chung và theo mẫu có sẵn

Bạn cần quan tâm và đề cập đến những vấn đề mà ứng viên của bạn đang nói đến hơn là sử dụng những mẫu nội dung có sẵn. Hãy lắng nghe “khách hàng” của mình để biết được họ cần gì, muốn gì, đó là cuộc đối thoại và trao đổi 2 chiều để cả 2 hiểu về nhau hơn là việc bạn chỉ nói về mình.

Tạo dựng niềm tin

Không ai mua thứ gì từ ai đó mà họ không thích hay tin tưởng. Và chìa khóa để có được sự tin tưởng của khách hàng tiềm năng là xây dựng mối quan hệ.

Bất cứ ai cũng có thể nhấc điện thoại gọi cho khách hàng. Hay có thể liên hệ bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể tự động hóa việc liên hệ với khách hàng bằng những thông tin được ghi âm và phát sẵn như robot. Điều đó có thể tiết kiệm được thời gian nhưng robot thì không thể xây dựng niềm tin, mối quan hệ hoặc mối quan hệ đối tác kinh doanh lâu dài. Do đó, vẫn cần bạn bỏ nhiều thời gian, công sức để thiết lập quan hệ với các ứng viên tiềm năng.

Bạn phải tin vào những gì mình nói

Dù bạn là bất cứ ai, là nhà tuyển dụng, là nhân viên kinh doanh, là nhân viên tiếp thị thì việc quan trọng nhất là bạn phải tin vào những gì bạn đang truyền tải cho khách hàng, cho đối tác, cho ứng viên của mình.

Chỉ có thể tin, chỉ có thể đam mê thì nhiệt huyết của bạn mới có thể lan tỏa và truyền đến những người xung quanh.

Đây cũng là cách để bạn xây dựng niềm tin đến với ứng viên của bạn.

tuyen-dung

Không bao giờ tuyệt vọng

Có những nhà tuyển dụng cho dù họ cố gắng che giấu đến mức nào, nhưng cũng không thể giấu được sự bế tắc của mình.

Có thể đó là áp lực của KPI hoặc sắp đến thời hạn tuyển dụng, nhưng điều đó không tốt khi nó sẽ tạo ấn tượng xấu cho khách hàng tiềm năng là bạn đang cầu xin họ nói chuyện với bạn (chứ đừng nói là mua hàng từ bạn).

Hãy học cách trò chuyện với ứng viên sao cho cách bạn nói chuyện thu hút và truyền tải 1 năng lượng tích cực dồi dào.

Đừng quá hối thúc ứng viên

Bạn không thể tuyển dụng trong 1 ngày. Vì vậy bạn đừng quá hối thúc và ép buộc ứng viên phải trả lời bạn ngay lập tức, hãy để họ có thời gian để suy nghĩ và cân nhắc khả năng phù hợp và bạn cũng vậy.

Source: Tổng hợp Internet