Câu chuyện teamwork: Những kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

Làm việc nhóm (teamwork) thường được nhắc đến như một kỹ năng thiết yếu trong nhiều môi trường khác nhau, từ nhà trường, đến công sở hay thậm chí là các phòng nghiên cứu…

Có không ít những lời khuyên từ những người đi trước đại loại như “Hãy cố gắng hoàn thiện kỹ năng làm việc nhóm của mình để kết quả của công việc được tốt hơn, đi được quãng đường xa hơn…” 

Thế nhưng, liệu “làm việc nhóm” ở đây có quá tối nghĩa? 

“Làm việc nhóm” – là “làm” gì? 

Câu chuyện teamwork: Những kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

Nhìn sâu hơn vào vấn đề, teamwork là một kỹ năng lớn, trong đó bao gồm nhiều kỹ năng nhỏ hơn mà một người cần phải rèn luyện để có thể đạt được hiệu quả mà họ mong muốn. Hãy cùng JobHopin tìm hiểu sâu hơn những kỹ năng nhỏ góp phần cho sự hoàn thiện của làm việc nhóm nhé!

Lắng nghe

Thông thường, kỹ năng giao tiếp trôi chảy sẽ được mọi người đề cao khi làm việc cùng nhau, nhằm giúp mọi thông tin được truyền đi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng qua quên mất bản chất của việc thống nhất thông tin phải dựa trên cơ sở của sự lắng nghe. Nếu không lắng nghe và hiểu vấn đề của người khác, những điều chúng ta trao đổi với nhau sẽ trở nên vô nghĩa.

“Most people do not listen with the intent to understand; they listen with the intent to reply.” – Stephen R. Covey

Tạm dịch: Mọi người thường không lắng nghe để thấu hiểu, họ nghe chỉ để trả lời.

Chúng ta luôn mong muốn người khác hiểu ý của mình, và dĩ nhiên, sẽ trở nên khó chịu khi không nhận được sự chú ý khi đang phát biểu. Vì thế, trong mọi trường hợp hãy đặt mình vào tâm thế của người nói, luôn luôn lắng nghe, học cách thấu hiểu, từ đó sẽ giúp mọi ý kiến đưa ra đều sẽ có giá trị cho cả nhóm.

Quan sát

Có 2 điều cần lưu ý quan sát: 

– Thứ nhất, quan sát cách làm việc của đồng đội trong các nhóm khác nhau, từ đó phát hiện phong cách làm việc cũng như thế mạnh của mỗi người. Có thế, ta mới có thể thích nghi được với từng đội nhóm riêng biệt, cũng như thấu hiểu mọi người và phân chia công việc cho phù hợp, đúng với chuyên môn của từng thành viên.

– Thứ hai, quan sát những chuyển biến của mọi người trong cuộc họp, đặc biệt là ngôn ngữ cơ thể (body language). Đôi khi, ngôn ngữ cơ thể là biểu hiện rõ nhất thể hiện những cảm xúc của một người dù họ không bộc lộ qua lời nói, từ đó ta có thể giảm thiểu việc hiểu lầm về ý tưởng giữa các thành viên trong nhóm với nhau.

Cái tôi

Ai cũng có cái tôi của riêng mình và có quyền được bảo vệ nó. Tuy nhiên, trong làm việc nhóm, bảo vệ “cái tôi” quá đà – sẽ dẫn đến bảo thủ.

Để sử dụng cái tôi một cách đúng đắn, hãy nhớ lại điều số 1 – học cách lắng nghe. 

Hãy luôn chú ý vào điều người khác nói, đặc biệt là những đóng góp cho ý tưởng của bạn, cho dù đó có thể là một lời góp ý trái chiều. Bởi vì, chỉ khi thật sự tĩnh lặng và lắng nghe, bạn mới phân định được liệu lời góp ý đó có mang tính xây dựng hay không, và liệu bạn có nên tiếp tục bảo vệ ý tưởng của mình, hay nên gạt cái tôi sang một bên và tiếp thu để phát triển.

| Đọc thêm: Cách hình thành ý tưởng sáng tạo trong công việc

Đóng góp

Trong một nhóm nhóm, mỗi người đều có thế mạnh và đảm nhận từng công việc riêng. Thế nhưng, để làm việc nhóm hiệu quả, đừng chỉ chờ đợi những góp ý và hoàn thành tốt công việc của riêng mình, hãy tham gia đóng góp cho những người đồng đội nữa, bởi vì kết quả làm việc là của cả nhóm chứ không phải riêng một cá nhân nào cả.

Câu chuyện teamwork: Những kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

Rõ ràng

Trong môi trường công sở, không khó để gặp phải những “chiếc brief” không cụ thể từ đồng nghiệp hay thậm chí là sếp, trong những trường hợp như vậy, hãy luôn chủ động làm rõ công việc mà mình phải hoàn thành: task này thực hiện cho ai, với mục đích như thế nào, có yêu cầu cụ thể gì về hình thức không?… Tùy vào loại hình công việc của bạn, hãy tự đưa ra những câu hỏi phù hợp.

| Đọc thêm: Người hướng nội và người hướng ngoại: Ai dễ làm việc nhóm hơn? 

Người khác có thể mắc lỗi khi truyền tải công việc không rõ ràng, nhưng chúng ta cũng không nên mắc lỗi khi không chủ động làm rõ nhiệm vụ của mình.

Báo chí nói gì về JobHopin:

JobHopin Team