Bạn chuẩn bị phỏng vấn, đừng vội hồi hộp nếu đây là lần đầu tiên của bạn, hãy cùng JobHopin làm theo các bước dưới đây để có thể chuẩn bị phỏng vấn chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất nhé!
Chuẩn bị Hồ sơ/CV
Khi chuẩn bị hồ sơ hay CV xin việc, bạn nên chú ý những điều dưới đây:
- Chọn font chữ dễ nhìn như: Arial, Times New Roman,…
- Không nên sử dụng từ: Tôi, Em, Mình,… trong CV
- Mô tả ngắn gọn chuyên môn và thành tích của bạn
- In thử sơ yếu lý lịch của bạn và đọc cẩn thận từng từ để phát hiện lỗi chính tả
- Liệt kê các mốc thời gian quan trọng: Năm tốt nghiệp, thời gian ở các công ty cũ,…
- Hãy tin tưởng vào những gì bạn đã giới thiệu tại CV
Chuẩn bị thư giới thiệu (cover letter)
- Ghi người nhận cụ thể
- Viết nội dung thư phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển
- Hãy viết những gì bạn biết về công ty và vị trí cần tuyển dụng
- Đề cập đến những kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến công việc bạn ứng tuyển
- Kết thúc bức thư: Hãy bày tỏ mong muốn được một buổi phỏng vấn để nói nhiều hơn về bản thân cũng như tìm hiểu về công ty
>>> Cách viết CV và thư xin việc (Cover letter) thu hút nhà tuyển dụng
Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn
- Tìm hiểu về công ty và vị trí tuyển dụng một lần nữa
- Chuẩn bị một số câu hỏi thông minh, những câu hỏi liên quan đến công việc để hỏi nhà tuyển dụng
- Kiểm tra lại một lần nữa: ngày, giờ, địa điểm, tên người sẽ phỏng vấn bạn
- Chọn quần áo lịch sự, bạn sẽ chuyên nghiệp hơn với các màu sắc trung tính như: Trắng, xám, đen, xanh dương,…
- Tránh mang quá nhiều trang sức và trang điểm nhẹ nhàng
- Kiểu tóc gọn gàng và chuyên nghiệp
- Mang theo sơ yếu lý lịch và các giấy tờ liên quan
- Đến sớm hơn giờ phỏng vấn khoảng 5 – 10 phút
Trong buổi phỏng vấn
Nên
- Chào nhà tuyển dụng, giới tên của bạn
- Bắt tay thật chặt với người tuyển dụng
- Hãy luôn giao tiếp bằng mắt với người phỏng vấn
- Ngồi thẳng lưng, người hơi hướng về phía người phỏng vấn
- Hãy để người phỏng vấn dẫn dắt cuộc nói chuyện, đừng cướp lời
- Giữ cho cuộc trò chuyện chuyên nghiệp và liên quan đến công việc, đừng nói lan man
- Đảm bảo bạn hiểu chính xác câu hỏi và trả lời đúng trọng tâm, nếu không nghe rõ hãy hỏi lại, đối với những câu hỏi khó, đừng ngại đề nghị cho bạn thời gian để suy nghĩ.
- Câu trả lời của bạn phải rõ ràng, có tổ chức, đúng trọng tâm, súc tích nhưng đủ ý.
Không nên
- Nói dối về mức lương và công việc tại vị trí cũ
- Cướp lời của người phỏng vấn
- Nói quá ít hoặc quá nhiều
- Bày tỏ thái độ về tiền lương (quá ít hoặc quá nhiều cũng không nên tỏ thái độ)
- Khoanh tay trước ngực
- Nói chuyện (hoặc mở chuông) điện thoại
Những đề tài thảo luận chính trong một cuộc phỏng vấn
- Học vấn của bạn
- Sở thích của bạn
- Kinh nghiệm trước đây của bạn
- Mục tiêu của bạn
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn
Những câu hỏi thường gặp
- Hãy giới thiệu một chút về mình
- Tại sao bạn tìm kiếm một công việc mới?
- Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?
- Tại sao bạn chuyển việc nhiều lần?
- Đâu là điểm mạnh của bạn?
- Đâu là điểm yếu lớn nhất của bạn?
- Tại sao tôi nên tuyển bạn?
- Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?
>>> Top 30 câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất bạn cần biết
Bạn nên thừa nhận điểm yếu nào?
- Thành thật nhưng không nói ra những bí mật
- Thừa nhận một điểm yếu nhỏ
- Thừa nhận một điểm yếu có thể sửa chữa
>>> Cách để trả lời xuất sắc câu hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?
Những câu hỏi ấn tượng bạn nên hỏi nhà tuyển dụng
- Bạn thấy tôi có giá trị gì cho công ty?
- Dự án đầu tiên của tôi sẽ là gì nếu tôi được nhận?
- Tôi sẽ có thể học thêm được gì, các khóa học công ty sẽ mang lại cho tôi?
- Văn hóa của công ty là gì?
- Ai sẽ quản lý tôi nếu tôi được tuyển dụng?
- Công việc cụ thể tôi sẽ làm khi được nhận là gì?
- Khi nào thì ứng viên được thông báo kết quả phỏng vấn?
- Tôi có thể liên lạc lại bạn nếu tôi có thêm câu hỏi được không?
>>> Hỏi gì khi tham gia phỏng vấn?
Nói gì khi đàm phán lương?
Nên
- Nghiên cứu về mức lương cho vị trí bạn tìm kiếm
- Cam kết giá trị bạn sẽ mang đến cho công ty
- Trì hoãn đàm phán lương càng lâu càng tốt (cho đến khi bạn biết chính xác vị trí này đòi hỏi gì)
- Hãy để người phỏng vấn đưa ra đề nghị lương đầu tiên
- Nếu bạn không đàm phán mức lương mong muốn, hãy suy xét đến những “lợi ích” khác ngoài mức lương như: Thời gian lên lương ngắn hơn, chức vụ tốt hơn, không gian làm việc tốt hơn, phụ cấp, tiền thưởng, thời gian nghỉ phép,…
Không nên
- Nói dối về mức lương hiện tại để đàm phán mức lương cao hơn tại công ty mới
- Không nên miễn cưỡng đồng ý với đề nghị lương đầu tiên
- Nhấn mạnh quá nhiều lần về mức lương bạn mong muốn
- Chấp nhận mức lương được đề xuất khi không hiểu rõ về công việc hoặc công ty
Kết thúc buổi phỏng vấn hiệu quả
- Hãy hỏi các bước tiếp theo như: Thời gian biết kết quả, nội dung phỏng vấn vòng 2,… nếu người phỏng vấn không đề cập đến
- Bắt tay và cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian cho bạn
Hy vọng những gạch đầu hàng ngắn gọn bên trên sẽ giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, JobHopin tự hào là người đồng hành cùng bạn!
JobHopin Team