thoat-khoi-comfort-zone-cua-ban-than

365 ngày đã qua, một năm mới lại đến, bạn có gì muốn nói với chính mình? Có hối tiếc, có muốn một lần thử làm những việc mình sợ hãi, có muốn thoát khỏi comfort zone của bản thân?

Đi ra nước ngoài, vượt vùng lãnh thổ cần vé thông hành, vậy vượt giới hạn vô hình của mình cần những gì và bằng cách nào?

Bài viết liên quan:

dung-mai-de-minh-chim-dam-trong-comfort-zone

Đừng để bản thân chìm đắm mãi trong vùng an toàn

Thoát khỏi vùng an toàn, khi nào thì nên?

Comfort zone là trạng thái tâm lý mà chủ thể dễ dàng cảm thấy thoải mái, nắm trong tay quyền kiểm soát tình huống và duy trì hiệu suất ổn định. Tuy nhiên, ở trạng thái an toàn, chúng ta thường lựa chọn làm công việc ít rủi ro, không có nhiều động lực để đạt được thành tích mới.

Khái niệm vùng an toàn bắt nguồn từ tâm lý học hành vi. Năm 1907, một thí nghiệm về mối tương quan giữa sự lo lắng và thành tích đã được tiến hành bởi Robert Yerkes và John Dodson. Những chú chuột bị sốc điện với cường độ tăng dần trở nên có động lực để thoát khỏi mê cung. Ngược lại, khi vượt qua ngưỡng chịu đựng, chúng bắt đầu tìm cách trốn chạy hơn là tiếp tục.

Một số phân tích ở con người cũng cho thấy hành vi tương tự. Chẳng hạn như khi được phân công quản lý dự án đầy mới mẻ và hấp dẫn, chúng ta sẽ có động lực chinh phục khó khăn, trèo đèo lội suối chỉ mong nhận được quả ngọt. Cho đến khi mọi thứ dường như là quá khó khăn, áp lực to lớn, chúng ta – người đã từng rất quyết tâm – lại đắn đo giữa tiếp tục và bỏ cuộc. Lúc này, ý chí có vai trò rất lớn trong việc quyết định khả năng thành công khi bạn muốn thoát khỏi comfort zone của chính mình.

ban-van-luon-thoai-mai-trong-comfort-zone-cua-minh

Ở một thời đại mà người trẻ ngày càng dấn thân, dám nghĩ dám làm, việc chần chừ trước cơ hội chỉ khiến bạn chậm chân phía sau. Đừng nghĩ đến có nên thoát khỏi vùng an toàn hay không? Hãy nghĩ đến khi vượt sóng thành công, bạn sẽ được những gì?

> Xem thêm: Áp lực đồng trang lứa – Cái tôi và địa vị xã hội

Từ comfort zone đến miền phát triển

Thực tế, vùng an toàn không phải lúc nào cũng có hại, nhưng nếu chúng ta không làm gì, nhắm mắt xuôi theo số phận, điều này còn đáng lo ngại hơn bất kỳ thử thách nào. Để thoát khỏi vùng an toàn, chúng ta cần khoanh vùng mức độ ưu tiên, cụ thể là những điểm bị trì trệ vì ở yên trong comfort zone của mình quá lâu.

Từ những đặc tính tâm lý, lĩnh vực hoạt động, môi trường xung quanh mà mỗi người đều có biên độ an toàn khác nhau. Bạn cần hiểu rõ vùng sợ hãi của mình, chấp nhận thách thức trong quá trình mở rộng phạm vi, từ đó học hỏi và phát triển.

Bắt đầu từ thể chất và tâm lý

Với nhiều người, thoát khỏi comfort zone giống như một bước ngoặt trọng đại của cuộc đời; thật khó lòng đương đầu thách thức với sức khỏe uể oải, tâm lý chán chường, vì thế quá trình này cần sự chuẩn bị nghiêm túc và một thể trạng tốt nhất.

Chúng ta cũng không thể giải quyết vấn đề bằng sự lo lắng. Nếu bạn sợ hãi một điều gì đó, hãy thử đối mặt với nó nhiều hơn. Đến lần thứ 2, thứ 3, thứ n, có thể bạn vẫn đang e dè thôi, nhưng ít nhất bạn cũng đã cảm nhận được những điều kỳ diệu đang diễn ra khi mạnh dạn đối mặt với nỗi lo của mình.

Chưa bao giờ là muộn để học

Nếu cuộc sống thường ngày đã trở thành một vòng luẩn quẩn tẻ nhạt, hãy thử dành thời gian cho một thói quen mới, chẳng hạn như học tập. Kỹ năng và kiến thức là tấm vé thông hành để vượt khỏi comfort zone của bản thân. Đầu tư vào việc học, trở nên chuyên sâu một lĩnh vực nào đó, để khi cơ hội bất ngờ đến, bạn đã ở trạng thái sẵn sàng. 

hoc-tap-la-cach-tot-nhat-de-dau-tu-vao-ban-than-va-thoat-khoi-vung-an-toan

Sự học là sự suốt đời, và để thoát khỏi comfort zone, bạn cần đầu tư nhiều hơn vào việc học của bản thân

Hiện thực hóa từng bước tiến nhỏ

Nếu bạn đã từng đọc Dế mèn phiêu lưu ký, hãy xem việc vượt vùng an toàn như một lần phá kén, rời tổ ấm để bay cao bay xa. Xóa tan ranh giới vùng an toàn không có nghĩa là vứt bỏ sự thận trọng, kiên nhẫn của mình. Bạn có thể lùi một bước để tiến ba bước, chỉ cần mỗi bước đi về phía trước đều là một sự tiến bộ nhất định.

“Người mà đến thế thì thôi, 

Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!” – Nguyễn Du

Comfort zone là nơi vỗ về cảm xúc của bạn trong một thời điểm nào đó. Về lâu dài, đây lại là một cái bẫy êm ái, khiến bạn tiêu hao sự kiên định, quên đi mục tiêu bản thân. Thay đổi là điều tất yếu, dũng cảm đối mặt những lo lắng, thoát khỏi vùng an toàn càng đáng quý trọng hơn. Cho dù chưa thành công, ít nhất chúng ta cũng đã dám làm, thứ duy nhất mất đi chỉ là cảm giác hối tiếc của giai đoạn trưởng thành.

JobHopin Team