khoi-nghiep-jobhopin

Hiện nay, nhiều sinh viên, học sinh mang hồ sơ “đi du học” về thông báo với gia đình để xin một số tiền lớn, sau đó những sinh viên này đồng loạt mất tích một cách bí ẩn. Theo điều tra của công an và chính quyền khu vực, các bạn trẻ này có điểm chung đều sinh hoạt tại “team khởi nghiệp 360” – Một tổ chức kinh doanh mô hình đa cấp, có dấu hiệu lừa đảo. Gác qua vấn đề về mức độ tin cậy của cơ sở này, thì thực tế câu chuyện khởi nghiệp có thật sự “màu hồng” như những người trẻ vẫn nghĩ? Hay vô tình, chỉ vì không đủ kiến thức và nhẹ dạ, bạn đã trở thành con mồi của những kẻ lừa gạt?

Để đáp lại câu hỏi này, anh Kevin Tùng Nguyễn – CEO & Founder JobHopin đã có những chia sẻ, gửi gắm đến những bạn trẻ – những người đáng lẽ ra vẫn đang trau dồi trên giảng đường Đại Học, chỉ vì không đủ trải nghiệm, không đủ kiến thức mà biến giấc mơ khởi nghiệp trở nên méo mó và nhận hậu quả.

Bài viết liên quan:

Đường khởi nghiệp không phải “màu hồng”…

“Đầu tiên, tôi muốn khẳng định việc khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng và không mang màu hồng”.

Khi chúng ta quyết định khởi nghiệp, nghĩa là bạn sẽ bắt đầu từ con số 0, từ tay trắng, từ vạch xuất phát và nếm trải nhiều thách thức, khó khăn, giải quyết từng vấn đề từ nhỏ đến lớn, từ chi tiết đến vĩ mô và chính bạn phải là người trực tiếp xử lý những khó khăn phát sinh. KHỞI NGHIỆP CẦN SỰ TỈNH TÁO! 

Nếu khởi nghiệp dễ dàng, chỉ cần có một số vốn, học thuộc vài câu giúp hừng hực khí thế và tinh thần, ngủ qua một đêm hoặc vài đêm thì chúng ta sẽ giàu, có lẽ bạn chưa bao giờ hiểu đúng về khởi nghiệp! Khởi nghiệp khác với việc chơi một ván bài đỏ đen. 

Kiến thức là yếu tố hàng đầu. Làm sao có thể tạo dựng và điều hành một công ty, với những nhân sự chủ chốt, nếu bạn chưa trau dồi đủ cho mình kiến thức chuyên môn cho lĩnh vực bạn đang dấn thân vào, bạn chưa hiểu về quản lý dòng tiền, chiến lược kinh tế, cân đối tài chính? 

khoi-nghiep-jobhopin

Trước đây, là 1 trong 2 sinh viên Việt Nam nhận học bổng toàn phần của trường Đại học Ohio Wesleyan, Mỹ, toàn bộ học phí Kevin đều không phải lo. Nhưng từ năm nhất đại học, Kevin đã đi làm thêm rất nhiều việc, có khi một tuần làm 4-5 công việc khác nhau để kiếm tiền.

Đến năm 2 đại học, Kevin gặp được người bạn đồng hành và cùng khởi nghiệp làm dự án về ứng dụng phần mềm chụp hình điện thoại. Sau đó, Kevin bán công ty với số tiền khá lớn. Mới học năm 2, từ cậu bé chạy bàn, làm đủ mọi việc để kiếm tiền, bỗng dưng lại bán được dự án với rất nhiều tiền. Khi đó, còn trẻ tuổi nên có phần kiêu ngạo, Kevin cứ nghĩ làm gì mà tiêu hết được số tiền này.

Thế rồi Kevin lao vào làm dự án khác, hai công ty tiếp theo đều thất bại, nhưng dự án thứ 2 thất bại là do quá kiêu ngạo, cứ nghĩ rằng mình có đủ số tiền xoay sở, nhưng mới bắt đầu 6 tháng đã hết sạch tiền. 

Lúc đó, không có kinh nghiệm về tài chính, quản lý dòng tiền, chỉ nghĩ rằng công ty có nhiều tiền mặt như vậy thì đâu cần gọi vốn. Bản thân Kevin lúc đó không biết gọi vốn, không biết làm cách nào quản lý tài chính, phát triển… Thế là tiền bao nhiêu cũng không đủ chi cho sự kiêu ngạo. Trong khi vào khoảng năm 2009, đối thủ của mình huy động được 5 triệu USD là số tiền rất lớn. Những gì mình làm thì đối thủ có thể làm “xịn” hơn, Marketing tốt hơn. Cuối cùng Startup này thất bại.

Kevin nhận ra về công nghệ hay sản phẩm tôi đều có thể tự học, nhưng để hiểu về tài chính, kinh tế tôi phải quay lại trường để tiếp trau dồi. Chính thời gian học tập tại trường đã giúp Kevin vững vàng hơn về kỹ năng, kiến thức, lấp đầy những lỗ hổng mà nếu cứ “một thân một mình” bước ra đời, Kevin sẽ phải trả giá bằng tiền bạc và cả nước mắt để tự mình đúc kết ra được những kiến thức đó. Nếu bạn đã có cơ hội để được học tại một trường đại học tốt, đừng phí hoài thời gian trên giảng đường.

Sau này, vào năm 2017, khi đã vững vàng về những kiến thức kinh tế, Kevin ấp ủ và quyết định xây dựng JobHopin, bước đi từng bước thận trọng nhất, tâm huyết nhất dành cho đứa con tinh thần của mình. Đối với Kevin, đây có thể gọi là “cơ hội cuối” để có thể đứng lên sau thất bại, nên JobHopin không chỉ là một ứng dụng tìm việc mà đó còn là tâm huyết của Kevin với thị trường tuyển dụng Việt. Mang cho mọi người và cho cả chính Kevin một làn gió mới hơn, hiện đại hơn trong công cuộc tìm kiếm nhân tài.

Startup không phải cứ “start” là sẽ “up” ngay được, tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị từng chút một, bỏ thời gian, công sức và sẵn sàng chịu thất bại. 

Muốn khởi nghiệp, bạn cần chuẩn bị gì?

Trước khi những CEO nổi tiếng thành công, họ đã từng đổi nghề, nghỉ việc, làm bồi bàn, đổ xăng và rất nhiều việc “không tưởng” khác để làm bước đệm cho thành công. Dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn nếu bạn muốn có một đoạn đường khởi nghiệp “bớt rủi ro” hơn:

  • Chuẩn bị một khoản vốn đủ để chi trả trong một năm: Khoản tiền này dùng để mua thời gian cho bạn, để bạn có thể tập trung vào một dự án không lợi nhuận hoặc lợi nhuận chưa ổn định thời kỳ đầu.
  • Cân nhắc về nhân sự: Có người sẽ tự làm, có người sẽ thuê 1 vài nhân viên để phụ giúp công việc. Đôi khi, sự thành bại của một công ty startup không phải là tiền, marketing,… mà chính là nhân sự.
  • Xác định rõ thị trường và khách hàng mục tiêu: Để bắt đầu khởi nghiệp, bạn phải nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu của mình. Hãy trả lời câu hỏi vì sao họ lại mua sản phẩm của bạn?; Động lực mua hàng là gì?…
  • Chiến lược marketing: Đưa sản phẩm của bạn đến gần hơn với khách hàng? Không còn cách nào khác, bạn phải có một chiến lược marketing thật chặt chẽ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh với chi phí thấp nhất

khoi-nghiep-jobhopin

Khởi nghiệp chưa bao giờ là một con đường màu hồng, chưa bao giờ là một mâm cỗ dọn sẵn và bạn chỉ việc ngồi vào ăn. Nếu có, hãy cẩn trọng. Các bạn sinh viên, những người đã và đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy tiếp tục học tập nghiêm túc. Vì trường học chính là một chiếc nôi tri thức mà bạn nên “tận dụng” khai thác, đây sẽ là những kiến thức nền, giúp bạn bước vào đời một cách thông minh và vững vàng nhất!

Báo chí nói gì về Kevin Tùng Nguyễn – CEO JobHopin:

JobHopin Team