Cách phân biệt CTO và CIO đơn giản nhất

Trước kia, CIO thường đảm nhiệm phần việc của CTO trong công ty, tuy nhiên trong thời đại 4.0 – công nghệ chuyển biến liên tục, số lượng công việc cũng xuất hiện nhiều hơn. Điều này đã góp phần cho sự ra đời của vị trí CTO bên cạnh CIO, nhằm chuyên môn hóa hơn những phần việc khác nhau. 

Vậy, CIO và CTO là gì? Hai khái niệm này có gì khác nhau? Hãy cùng JobHopin khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

CIO là gì?

CIO (Chief Information Officer) – chức vụ giám đốc thông tin trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính cho việc thiết lập hệ thống thông tin, quản lý hệ thống ứng dụng và dữ liệu cho doanh nghiệp, ví dụ như hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP), quản trị quan hệ khách hàng (CRM), quản lý nhân sự (HRM), quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và hệ thống báo cáo đa chiều trong doanh nghiệp (Business Intelligence-BI)… Điều này tạo điều kiện cho những phòng ban khác làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, CIO còn phải nghiên cứu các công nghệ mới, xác định công nghệ mang lại giá trị kinh doanh cho công ty và giải quyết các vấn đề liên quan đến thông tin kỹ thuật số.

Chức năng cụ thể

Đề xuất các chiến lược cải tiến công nghệ: CIO chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích và đề xuất các kế hoạch cải thiện hay ứng dụng công nghệ, đồng thời đảm bảo các khoản đầu tư cho công nghệ là hợp lý.

Đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh nhờ công nghệ: CIO thực hiện hỗ trợ phát triển và duy trì các hệ thống công nghệ thông tin hiệu quả cho các phòng ban khác như phòng Nhân sự, Marketing,… mục đích cuối cùng là mượn công nghệ để giải quyết những vấn đề nội bộ, nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.

Thiết kế hệ thống thông tin cho doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp, việc có một hệ thống thông tin riêng biệt là điều vô cùng cần thiết, nếu không có hệ thống này thì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp sẽ không được lưu trữ và bảo mật, đồng thời dẫn đến trì trệ trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của tổ chức. CIO sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng, chăm sóc và nâng cấp hệ thống bảo mật thông tin.

Kỹ năng và tố chất cần có

Kiến thức chuyên môn: Điều này là tiêu chí bắt buộc hàng đầu, phải có chuyên môn cao về công nghệ thì CIO mới có thể đưa ra những đề xuất và hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Am hiểu vấn đề kinh doanh: Do phải làm việc với hầu hết tất cả các phòng ban khác nhau trong tổ chức, việc thấu hiểu hoạt động kinh doanh của công ty là một điều vô cùng cần thiết đối với CIO. Điều này sẽ giúp họ đưa ra được những đề xuất phù hợp và khả thi nhất.

Khả năng nghiên cứu sáng tạo: Chịu trách nhiệm đề xuất ý tưởng đổi mới công nghệ, CIO sẽ thực hiện công việc của mình tốt hơn nếu có kỹ năng tìm tòi, nghiên cứu tốt, cũng như tư duy sáng tạo, từ đó cho ra những đề xuất thích hợp nhất.

CTO là gì?

Sau khi đã giải đáp được câu hỏi CIO là gì, ta sẽ đi đến khái niệm thứ hai: CTO (Chief Technology Officer) – Giám đốc kỹ thuật của công ty, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công nghệ, kỹ thuật cũng như quản lý các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của công ty. Khác với CIO thường làm việc với nội bộ, CTO sẽ điều hành nhóm kỹ sư, đảm bảo chiến lược công nghệ của công ty phù hợp với các mục tiêu và yêu cầu đặt ra. Đặc biệt, CTO còn đại diện cho công ty tại các hội nghị, sự kiện thương mại để củng cố hình ảnh thương hiệu đến công chúng.

Chức năng cụ thể

Thiết kế, hỗ trợ kỹ thuật: Trong toàn bộ các dự án liên quan đến kỹ thuật của công ty đều phải có sự có mặt, hoặc ít nhất là sự thông qua từ CTO, họ phụ trách cho việc lên kế hoạch, chiến lược, và chịu trách nhiệm triển khai ý tưởng trở thành hiện thực, đảm bảo duy trì tiến độ và năng suất cho dự án.

Chịu trách nhiệm về an ninh mạng: CTO sẽ là người phụ trách phát triển phương thức bảo mật, phát triển thuật toán, thực hiện kiểm toán khẩn cấp và nhiều hơn nữa. Các coder phải làm việc theo chỉ thị của CTO đặt ra.

Xem thêm: Data Mining: Công cụ khai phá dữ liệu, định hình tương lai 

QA và thử nghiệm sản phẩm: Tùy quy mô công ty mà công việc của CTO cũng sẽ có sự khác biệt, tuy nhiên nhìn chung, họ vẫn sẽ là người đưa ra lời khuyên cũng như ra quyết định về những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Kỹ năng và tố chất cần có

Kỹ năng chuyên môn: Tương tự như CIO, để đến được vị trí này, CTO cần là một người nắm vững chuyên môn về công nghệ thông tin và kỹ thuật, để thực hiện tốt nhất tiến trình hỗ trợ cũng như ra quyết định của mình.

Kỹ năng giao tiếp tốt: Ngoài việc lãnh đạo nhân viên, CTO còn là “bộ mặt thương hiệu” của công ty trong một số trường hợp như đã trình bày ở trên, vì thế, khả năng giao tiếp hiệu quả là vô cùng cần thiết đối với vị trí này.

Nhanh nhạy trong giải quyết vấn đề: Khi có vấn đề xảy ra, CTO thường là người đưa ra các giải pháp như fix bug, thực thi tác vụ, hỗ trợ kỹ thuật… Mặt khác, họ cũng phải là những chuyên gia xử lý các vấn đề kỹ thuật mà không cần phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Xem thêm: 10 năm tới, ngành công nghệ thông tin liệu có còn hot tại Việt Nam? 

Tóm lại, điểm giống và khác nhau cơ bản giữa 2 vị trí CIO và CTO

CIO CTO
– Công việc xoay quanh đến công nghệ hiện đại

– Đều đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao lẫn khả năng quản trị

Thường làm việc với nhân sự nội bộ Thường làm việc với bên ngoài (chủ yếu là khách hàng)
Tập trung vào việc quản lý hạ tầng – cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp Kiến tạo ra các sản phẩm công nghệ để phát triển dịch vụ khách hàng nhờ các “liệu pháp” chuyên sâu về kỹ thuật

 

Mặc dù công việc của CIO và CTO có thể khác nhau ở từng loại hình công ty cụ thể, tuy nhiên nhìn chung, họ đều là những đầu tàu về công nghệ cho doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh hiệu suất làm việc của cả tổ chức, từ đó phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

Xem thêm: Business Director: Vị trí đầu tàu dẫn dắt doanh nghiệp 

Hy vọng rằng những giải đáp từ JobHopin đã giúp bạn trả lời được câu hỏi CTO và CIO là gì, đồng thời phân biệt được rõ ràng sự khác nhau giữa hai vị trí này.

Báo chí nói gì về JobHopin?

JobHopin Team