Dự báo xu hướng tuyển dụng nghề công nghệ thông tin 2022

Đại dịch COVID đã làm vô số doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của IT, khiến cho nghề công nghệ thông tin trở thành một trong những lĩnh vực “hot” nhất trên thị trường lao động. Nếu như trước đây IT thường chỉ được chú trọng ở các tập đoàn quốc tế hay công ty khởi nghiệp thì giờ đây, tài năng IT được săn đón ở khắp mọi nơi với mức lương tháng hàng nghìn USD.

Trong năm 2022, các chuyên gia dự báo nghề công nghệ thông tin sẽ không có dấu hiệu hạ nhiệt. Doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh việc tuyển dụng từ xa và cạnh tranh khốc liệt trong việc thu hút những nhân tài hàng đầu. Các chuyên ngành như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu, an ninh mạng… sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt. Cụ thể hơn, dưới đây là những vị trí được kỳ vọng sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao và đi kèm với chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhất.

Bài viết liên quan:

dau-la-nhung-xu-huong-tuyen-dung-nghe-cong-nghe-thong-tin-nam-sau

Đâu là những xu hướng tuyển dụng nghề công nghệ thông tin năm sau?

Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI Engineer)

Không quá khó để dự đoán kỹ sư AI sẽ tiếp tục là một trong những nghề công nghệ thông tin được trọng dụng nhất khi trí tuệ nhân tạo dần được ứng dụng vào mọi mặt của cuộc sống: từ giáo dục, giải trí, y tế, tài chính, cho tới tuyển dụng.

Các kỹ năng cần có: Thành thạo các ngôn ngữ lập trình Python, Java, R, hoặc C++; có kiến thức chuyên sâu về Toán ứng dụng; hiểu biết về mạng lưới thần kinh (neural network); và có khả năng đảm nhiệm nhiều công việc cùng lúc (multi-task).

Kiến trúc sư Cloud (Cloud Architect)

Kiến trúc sư Cloud là người sẽ chịu trách nhiệm về chiến lược điện toán đám mây của doanh nghiệp. Đây là lĩnh vực trở nên vô cùng thiết yếu khi các công ty áp dụng mô hình làm việc từ xa hoặc làm việc hỗn hợp hybrid.

Các kỹ năng cần có: Ngôn ngữ lập trình Python, Ruby, Elixir; Quản lý dịch vụ công nghệ thông tin (ITSM); Tự động hóa; quen thuộc với các dịch vụ điện toán đám mây như Amazon Web Services.

cloud-architect-duoc-du-doan-tro-thanh-mot-trong-nhung-nganh-hot-nhat-thap-ky-toi

Cloud Architect được dự đoán trở thành một trong những ngành “hot” nhất thập kỷ tới

Chuyên gia phân tích trí tuệ doanh nghiệp (Business Intelligence Analyst)

Chuyên gia Business Intelligence là người tổng hợp, sắp xếp, phân tích, và diễn giải dữ liệu để giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh một cách sáng suốt. Nhờ có chuyên gia BI, các doanh nghiệp sẽ hiểu được kết quả từ những hoạt động trong quá khứ, từ đó điều chỉnh chiến lược hiện tại và dự báo tương lai.

Các kỹ năng cần có: Thành thạo các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu như Excel, SQL; hiểu biết về các công cụ trực quan hóa dữ liệu như Tableau, Power BI; khả năng lập trình bằng Python, Java, R; và đặc biệt là kiến thức về kinh doanh-tài chính.

IT vẫn sẽ là ngành hot nhất thị trường tuyển dụng 2022

Chuyên gia an ninh mạng (Cybersecurity)

Trong quá trình chuyển đổi số, một trong những lo ngại lớn nhất của doanh nghiệp là vấn đề an ninh hệ thống và bảo mật thông tin. Những cuộc tấn công mạng có thể gây ra tổn thất vô cùng nặng nề: bị đánh cắp thông tin khách hàng, để lộ chiến lược kinh doanh, ngưng trệ hệ thống dẫn đến thiệt hại về chi phí hoạt động. Chính vì vậy mà Chuyên gia an ninh mạng là vị trí mà doanh nghiệp nào cũng cần.

Các kỹ năng cần có: Khả năng quan sát, kiểm tra và phát hiện sớm các lỗ hổng an ninh; quen thuộc với các hệ thống an ninh; hiểu biết về quy định, quy chế pháp luật liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể.

>> Xem thêm: Những “sự thật” không phải ai cũng biết của việc làm IT

Nhà phát triển ứng dụng điện thoại (Mobile Developer)

Giờ đây, nhà nhà – người người đều sử dụng điện thoại thông minh. Thời gian chúng ta nhìn màn hình điện thoại trung bình lên đến 3-5 tiếng một ngày, khiến cho ứng dụng mobile trở thành mảnh đất màu mỡ mà doanh nghiệp dồn sức khai thác. Mobile Developer bỗng trở thành một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất thị trường tuyển dụng.

Các kỹ năng cần có: Thành thạo ngôn ngữ lập trình HTML, XML, JavaScript; hiểu biết về các hệ điều hành Android và iOS; mắt thẩm mỹ – thiết kế giúp tối ưu hóa giao diện người dùng; khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

Kỹ sư phát triển và vận hành (DevOps Engineer)

Công việc chủ yếu của kỹ sư DevOps là phát triển phần mềm, bao gồm rà soát, kiểm tra và nâng cấp để đảm bảo sản phẩm vận hành một cách trơn tru nhất. Các kỹ sư phát triển và vận hành sẽ làm việc với nhiều phòng ban khác nhau trong công ty để đưa ra giải pháp tốt nhất cho sản phẩm.

devops-khong-con-la-cai-ten-moi-me-nhung-van-day-suc-hut

DevOps không còn là cái tên mới mẻ nhưng vẫn đầy sức hút

Các kỹ năng cần có: Khả năng lập trình, đặc biệt với ngôn ngữ kịch bản (scripting); Tự động hóa; Quản lý dữ liệu; Vận hành IT; cũng như khả năng giao tiếp và thuyết trình.

Nhân viên hỗ trợ IT (IT Helpdesk)

Mặc dù nhân viên hỗ trợ IT thường không được đánh giá quá cao trong số các nghề công nghệ thông ton, đây thực ra là một mắt xích rất quan trọng của tổ chức. Họ sẽ giúp các thành viên trong công ty giải quyết mọi sự cố liên quan đến công nghệ thông tin – từ phần cứng, phần mềm, cho đến kết nối mạng và các thiết bị điện tử khác. Không có IT Helpdesk, công ty sẽ gặp trục trặc và không thể làm việc hiệu quả.

Các kỹ năng cần có: Hiểu biết sâu rộng về phần cứng và phần mềm máy tính; thông thạo về vận hành hệ thống; tư duy logic giải quyết vấn đề; khả năng giao tiếp và tính kiên nhẫn; khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao; và luôn cập nhật các xu hướng, phiên bản nâng cấp mới.

>> Xem thêm: Top việc làm IT do JobHopin lựa chọn cho bạn

The JobHopin team