Trong thời đại cách mạng hóa công nghiệp hiện nay, thị trường lao động tại Việt Nam càng lúc trở nên năng động, khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với các thử thách khó khăn như “chảy máu chất xám”, nhân viên “nhảy việc” thường xuyên. Do đó, để thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp hiệu quả, những nhà tuyển dụng cần phải cập nhật và sử dụng nhiều biện pháp hơn. Trong đó, phải kể đến một phương pháp đang là xu thế hiện nay: Employer Branding – Xây dựng thương hiệu cho nhà tuyển dụng.
Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu khái niệm này để “nâng cấp” doanh nghiệp bạn trở thành “nhà tuyển dụng được khao khát nhất” trong mắt các ứng viên nhé!
Khái niệm “Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng”
Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) là một khái niệm đã có từ lâu trên thế giới. Đây là quá trình thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu, quảng bá một công ty hoặc một tổ chức với tư cách là nhà tuyển dụng nổi bật, được nhiều ứng viên lựa chọn khi tìm việc. Nói cách khác, thương hiệu nhà tuyển dụng được hiểu là uy tín thương hiệu công ty dưới tư cách là nhà tuyển dụng thay vì uy tín của một doanh nghiệp trên thị trường.
Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
Có thể nói, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng đang trở thành xu thế của các doanh nghiệp hiện nay bởi tính quan trọng và bức thiết của nó.
Theo một bài viết trên tạp chí Harvard Business Review, đề tài xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng trở nên được quan tâm đặc biệt khi các tập đoàn lớn như Unilever, Apple hay P&G đã áp dụng các chương trình bài bản xây dựng thương hiệu của họ với tư cách là nhà tuyển dụng trên thị trường tuyển dụng giống như họ đã làm để xây dựng thương hiệu công ty trên thị trường tiêu dùng truyền thống. Thực tế này bắt nguồn từ thị trường tuyển dụng ngày càng chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt để các công ty có thể thu hút được những nhân sự tốt và cao hơn nữa là những nhân tài về làm việc cho họ.
Sẽ chẳng khó khăn gì để bắt gặp những trang tuyển dụng của các tập đoàn lớn được thiết kế rất chỉnh chu, đẹp mắt cùng nội dung hấp dẫn liên quan đến doanh nghiệp. Những bài đăng không chỉ còn gói gọn trong khuôn khổ JD (bảng mô tả công việc), mà còn là những hoạt động, sự kiện nổi bật của công ty. Từ đó, các ứng viên càng hứng thú và tò mò hơn về các vị trí của công ty, hình thành nên mong ước cũng được trở thành một thành viên, một nhân viên của công ty đó.
Một thương hiệu công ty mạnh sẽ là nền tảng quan trọng đầu tiên để xây dựng một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh. Ai cũng muốn làm việc cho một công ty có tên tuổi. Việc điền những cái tên như Unilever, P&G, hay Mckinsey vào lý lịch hồ sơ cá nhân chẳng khác gì một dấu tem bảo chứng về đẳng cấp năm sao cho bất kỳ cá nhân nào.
Tuy nhiên một thương hiệu công ty mạnh mới chỉ là nền tảng chứ chưa phải quyết định tất cả đến khả năng thành công của một thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn (về lâu dài). Khách hàng của thương hiệu nhà tuyển dụng là những người làm thuê. Họ rất khác với khách hàng mua sản phẩm của công ty. Ngoài uy tín của thương hiệu công ty họ còn nhiều mong muốn và nhu cầu khác nhau như: sếp là người như thế nào? Lương thưởng có tốt không? Môi trường làm việc ra sao?
Nhân viên dù ở bất kỳ công ty nào cũng đều mong muốn một môi trường làm việc hội đủ những điều kiện về thu nhập lẫn phát triển nghề nghiệp. Nhưng thật hiếm nơi đáp ứng được tiêu chí để họ cảm thấy nơi đó họ có thể thoải mái luôn là chính mình. Khi họ thấy cá nhân họ chính là một phần không thể thiếu của công ty. Nếu làm được điều này, thương hiệu nhà tuyển dụng chắc chắn là một địa chỉ vô cùng hấp dẫn. Và theo quy luật hấp dẫn, thương hiệu công ty sẽ được thơm lây rất nhiều.
Một môi trường làm việc gắn kết thân thiện hiện đại là nền tảng tạo ra sự hài lòng của nhân viên. Khi nhân viên hài lòng, chắc chắn chất lượng công việc của họ sẽ góp phần quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng, đến lượt nó, là yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh thương hiệu của công ty. Vì vậy tôi cho rằng uy tín thương hiệu nhà tuyển dụng có thể không tác động trực tiếp đến khách hàng (họ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi hình ảnh của thương hiệu công ty), nhưng về mặt lâu dài, uy tín của thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ tác động đến gốc rễ uy tín của thương hiệu công ty.
Xem thêm: 6 chiếc mũ tư duy: Phương pháp xem xét quyết định từ mọi quan điểm
Các bước xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
Với thương hiệu công ty hay thương hiệu tiêu dùng, việc xây dựng thương hiệu hướng tới tạo ra một hình ảnh hấp dẫn (A good brand image) đối với khách hàng. Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hướng tới xây dựng uy tín (A good brand reputation) đối với các ứng viên và nhân viên hiện tại. Tuy nhiên việc xây dựng và duy trì sự phát triển rất tương đồng nhau về quy trình và các nguyên tắc áp dụng.
Dưới đây là các gợi ý, giúp bạn có thể xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình:
- Kiểm định: Một chiến dịch xây dựng thương hiệu không thể bỏ qua việc thăm dò thị trường và kiểm định lại điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với các đối thủ. Trong giai đoạn này, ngoài việc sử dụng các kênh trực tuyến để tìm hiểu nhận thức của người lao động về thương hiệu của công ty, nhà tuyển dụng có thể xây dựng các khảo sát gửi đến nhân viên nội bộ để tìm hiểu về mức độ hài lòng khi làm việc. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể có chiến lược xây dựng những yếu tố thu hút ứng viên.
- Xác định thông điệp: Sau đó, doanh nghiệp cần xác định được thông điệp truyền thông có thể hỗ trợ tốt nhất cho giá trị của công ty. Những thông điệp này phải có sự nhất quán chặt chẽ giữa tính chất công việc với những đãi ngộ khi làm việc tại doanh nghiệp. Thông điệp truyền thông còn cần được xây dựng bởi những yếu tố giúp nhà tuyển dụng không chỉ thu hút được ứng viên mà còn có thể giữ chân những nhân tài hiện tại. Cuối cùng, nó phải phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp.
- Truyền thông: Báo in, quảng cáo ngoài trời và quan hệ công chúng là những kênh truyền thống có thể sử dụng. Tuy nhiên doanh nghiệp cần cân nhắc mức độ phù hợp và tính hiệu quả đến từng đối tượng ứng viên. Yếu tố quan trọng cuối cùng vẫn là tính khả thi và đồng bộ với bối cảnh của doanh nghiệp.
- Đánh giá: Truyền thông thương hiệu tuyển dụng sẽ trở nên vô định nếu doanh nghiệp không có một phương tiện đo lường hợp lý. Để đánh giá được khách quan, các nhà tuyển dụng cần tạo những số liệu có thể đo lường được cho từng chiến dịch, ví dụ như số lượt xem, số lượt ứng tuyển. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần tham chiếu số liệu của cùng lĩnh vực để đánh giá khách quan hơn.
Xem thêm: Quy trình PDCA: Quản lý chất lượng hiệu quả
Nhìn chung, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một phương pháp mà bất kỳ doanh nghiệp nói chung, nhà tuyển dụng nói riêng cần học hỏi và thực hiện cho công ty mình.
JobHopin hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn có thể hiểu được Employer Branding là gì, từ đó lập nên mô hình xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng nhân viên phù hợp cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi và cập nhật thêm các bài viết khác của JobHopin để phát triển con đường sự nghiệp nha!
Ninja Van Tuyển Dụng Nhiều Vị Trí Lương Hấp Dẫn
Ngày nay chất lượng tốt phải nhường ngôi cho dịch vụ tốt. Khách hàng luôn biết mình muốn gì, do đó đạt được sự hài lòng từ họ đã trở thành trở ngại cho nhiều doanh nghiệp. Bám sát slogan của mình: “Giao hàng vượt trội, không lo rắc rối”, Ninja Van không hề coi sự khó tính của khách hàng là rắc rối mà chính là một thử thách giúp thương hiệu ngày càng hoàn thiện hơn. Theo thống kê, cứ mỗi 1 phút lại có 1.000 đơn hàng được giao đi khắp bốn phương, chất chứa trong mỗi kiện hàng ấy chính là niềm vui và sứ mệnh cao cả đưa Đông Nam Á gần hơn với thế giới của đội ngũ Ninja Van.
Ứng tuyển công việc tại Ninja Van, chinh phục thị trường quốc tế cùng chúng tôi!
Báo chí nói gì về JobHopin?
- Startup tuyển dụng bằng AI của Việt Nam gọi vốn thành công hàng triệu USD
- CEO JobHopin: Chỉ nhận 1/10 số tiền nhà đầu tư muốn rót vốn và từng cảm thấy ‘sợ’ khi lọt Forbes 30 under 30 châu Á
- Hàng chục triệu USD đổ vào startup tuyển dụng Việt
JobHopin Team