Làm gì khi cảm thấy không còn giá trị? Làm thế nào để có thể nổi bật thành tích nhưng lại không cần khoe khoang? Bạn nên tâm sự với ai khi cảm thấy không được công nhận? Nếu tình hình này kéo dài, bạn nên ở lại đến bao giờ?
Annie McKee, tác giả của cuốn sách Làm thế nào để hạnh phúc trong công việc nói rằng: “Tất cả chúng ta đều có nhu cầu được công nhận, được đánh giá cao những nỗ lực của bản thân, vì thế khi bạn không được công nhận dù đã cố gắng hết sức, bạn sẽ cảm thấy thất vọng và lạc lõng”. Nhiều người tự hỏi rằng: “Nếu không được ai công nhận, làm sao tôi có thể thăng tiến được trong sự nghiệp?”. Nhưng tin vui là bạn có thể thay đổi tình hình bằng những bí quyết sau.
Làm gì khi cảm thấy không còn giá trị: Hãy thực tế
Trước khi bạn buồn bã vì cảm thấy không còn giá trị, hãy tự nhìn nhận lại bản thân thực sự đã đáp ứng được các yêu cầu của công việc hay chưa? “Bạn đã xuất sắc với sếp, đồng nghiệp, khách hàng hay chưa”, McKee nói. “Mọi người đều rất bận rộn, các phản hồi công việc có thể không như bạn muốn” nhưng cũng đủ để bạn có thể nhận xét được tình hình công việc của bạn hiện tại.
Đôi khi vô tình các đồng nghiệp và sếp đã bỏ qua những gì bạn làm được và xem đó là chuyện hiển nhiên. Hay tự hỏi, công việc bạn làm có thật sự “nhỏ nhặt” hay không? Bạn làm việc đó có tốt hơn những đồng nghiệp khác hay không? Bạn làm nhiều hơn và tốt hơn các đồng nghiệp có cùng chức vụ? Bạn hãy xác nhận những nhận định của mình bằng cách tự hỏi rằng: Nếu bạn đòi hỏi mức lương cho công việc ấy, bạn có bị xem là kẻ ngốc?
Nói chuyện với sếp của bạn
Nếu những nỗ lực của bạn không được tiếp nhận, hãy nói chuyện với sếp của bạn. Thường cách này sẽ dễ dàng hơn với các nhân viên cấp cao. McKee nói: “Thường các ông chủ sẽ không thể chú ý hết tâm lý của nhân viên, bạn nên lên tiếng rằng bạn cần những cuộc đối thoại. Thường nếu sếp bạn là một người sếp tinh tế, thì bạn sẽ có một cuộc đối thoại, đừng ngại ngần nói ra tâm tư của bạn, rằng bạn muốn được chú ý và công nhận nhiều hơn. Đừng quên lập một danh sách các công việc bạn đạt được trong những tháng gần đây để đối chiếu, thường các sếp sẽ rất vui lòng khi nhận được danh sách này.
Làm rõ nhiệm vụ của phòng ban bạn đang quản lý
Nếu bạn đang quản lý một nhóm các nhân viên, hãy giải thích cho sếp biết phòng ban của bạn đang làm gì và vì sao lại có giá trị. Đôi khi trong guồng quay công việc bận rộn, sếp và các đồng nghiệp không thể có đủ quan tâm với những công việc bạn hiện đang làm. Nếu có cơ hội, hãy nói với sếp về phòng ban của mình, mục tiêu là gì và cách phấn đấu để công việc trở nên tốt hơn. Hãy cho mọi người biết những nỗ lực hàng ngày của các thành viên, đơn giản bằng việc đừng để các bài báo cáo, thuyết trình hoàn thiện nhưng không ai biết người tạo ra chúng. Hãy chắc chắn rằng tất cả các thành viên đều được nhắc tên trong bản công việc cuối ngày. Thường nữ giới sẽ làm điều này tốt hơn nam giới bởi vì sự tỉ mỉ và khéo léo trong giao tiếp công việc.
Ghi nhận những đóng góp của người khác
Nghe thật ngược đời nhưng một cách để được chú ý và công nhận lại chính là khen ngợi và đánh giá cao người khác. Nếu công ty bạn không có văn hoá khen tặng, bạn hãy trở thành tác nhân để thay đổi văn hoá công ty. Thông thường với cách làm này, bạn sẽ được người khác ủng hộ.
Nếu sếp của bạn là một người kỹ tính, hãy bàn bạc với mọi người cách có thể giúp nhau tốt hơn trong công việc, tạo ra sự lạc quan và gắn kết các cấp bậc trong công ty. Nếu có thể, hãy cùng các đồng nghiệp khác tạo nên một hiệu ứng vui, khi một trong các nhân viên hoàn thành công việc, hay vỗ tay thật to, nói “wow” hoặc một động thái tích cực nào đó.
Công nhận từ chính bản thân bạn
Thật sự thì các giải thưởng, những lời khen từ sếp và đồng nghiệp có thể khiến bạn có cảm giác được công nhận. Tuy nhiên, bạn nên sớm làm điều này từ chính bản thân mình. Trong suốt thời gian làm việc của mình, bạn hãy học cách đặt bản thân ra ngoài những phán xét đời thường, có như vậy, bạn mới thực sự tiến xa. Hãy dành những ngày cuối tuần để nghĩ về những điều tốt đẹp mình tạo được. Tuy nhiên, cũng đừng tự lấp liếm những sai sót của bản thân.
Cân nhắc việc tiếp tục hay không
Nếu bạn tiếp tục không được công nhận, điều đó có nghĩa có thể bạn không phù hợp với công ty hiện đại. Có thể bạn cần tìm một môi trường làm việc khác, hoặc nên tích lũy thêm kinh nghiệm. Nhưng nếu bạn đã cố gắng hoàn thành công việc nhưng vẫn không được công nhận thì đã đến lúc tìm kiếm một công việc mới.
Những nguyên tắc cần nhớ khi cảm thấy không còn giá trị tại công ty
Nên
- Hãy ngẫm nghĩ, việc bạn cần được công nhận và đánh giá cao có thực tế hay không. Bạn nên nhớ rằng: Mọi người đều bận rộn.
- Khen ngợi và đánh giá cao những đóng góp của người khác. Bạn sẽ giúp tạo ra một nền văn hóa tích cực hơn.
- Tìm cách công việc của bạn trở nên rõ ràng hơn.
Không nên
- Không tự nhìn lại bản thân trước khi trách móc
- Chỉ làm nổi bật những người thuộc nhóm của bạn
- Ở lại một công ty không công nhận bạn trong thời gian quá lâu
Bài học điển hình 1: Giúp thay đổi văn hóa công ty bằng cách khen ngợi người khác
Sally Srok nhớ rất rõ cảm giác không được đánh giá cao trong công việc. Vào thời điểm đó, cô là trưởng phòng khách sạn tại Nhà máy rượu vang Ford Ford Coppola. Người giám sát của cô đã rời khỏi công ty, và Sally và nhóm của cô có một người quản lý mới. Thời điểm đó, công ty cô đóng cửa các văn phòng và nhiều nhân viên phải làm việc tại nhà. Hậu quả là văn hoá công ty từ đó bị phân mảng, Sally nhớ lại.
Sally thích ông chủ của mình và coi ông như một người lãnh đạo tuyệt vời. Cô biết lý do mình không được coi trọng không phải là do cảm tính cá nhân hay bị “đì”. Thay vào đó, lý do là do anh ta đang chú ý những bộ phận khác nhiều hơn. Tuy vậy, Sally vẫn thấy tinh thần làm việc của cô bị giảm sút nghiêm trọng. Cô luôn phải tự nhắc bản thân mình đang đi làm thuê, và điều cô cần làm là hoàn thành các công việc, cô vật lộn với cảm giác không được xem trọng và cô biết những người khác cũng vậy.
Cô cho rằng mình sẽ có thể thay đổi văn hoá công ty bằng cách ghi nhận sự nỗ lực của các đồng nghiệp và nói lời cảm ơn các đồng nghiệp công khai khi họ có thành tích vượt trội. Tuy nhiên, những nhân viên ở các bộ phận khác vẫn không được đánh giá cao và bị xem là điều hiển nhiên. Sally đã cùng bàn với ông chủ, làm sao có thể gửi lời cảm ơn nhau một cách dễ dành nhất? Và các thẻ bài “ảo” đã ra đời, mọi người trong công ty sẽ trao nó cho nhau khi lập được thành tích tốt. Sally nhận ra, khi cô ngừng suy nghĩ về bản thân, và nghĩ rộng ra cho mọi người thì được đánh giá cao là một điều hiển nhiên.
Ngày hôm nay, Sally đã trở thành hiệu trưởng của trường Tư vấn Tâm lý, và cô lại tiếp tục làm công tác tư tưởng về sự khen tặng lẫn nhau khi hoàn thành công việc với mọi người.
Bài học điển hình 2: Tạo sự tín nhiệm bằng cách nhắc nhớ những đóng góp của bản thân và mọi người
Anna Brockway bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là giám đốc điều hành tại một công ty ở San Francisco.
Cô ấy yêu công việc của mình và khách hàng chính của cô ấy, Levi Strauss. Cô ấy đã làm việc vô cùng chăm chỉ, tuy nhiên, thật khó để nổi bật giữa các đồng nghiệp của cô, và cô thường cảm thấy rằng những nỗ lực của mình không được chú ý. “Tôi đã dành thêm nhiều giờ để phát triển các dự án và ý tưởng mới cho khách hàng của mình, nhưng cố gắng ấy lại bị lạc trong biển các dự án đang hoạt động” – cô nhớ lại. “Tôi đã cố gắng bằng cách làm cho công việc của mình trở nên rõ ràng hơn, để tôi có thể được đánh giá cao hơn”.
Khi suy ngẫm, Anna nhận ra nhiều phụ nữ trẻ có xu hướng chờ đợi sự công nhận, thay vì tìm kiếm nó. Một ngày nọ, Anna thấy một đồng nghiệp thuyết trình cho khách hàng về một ý tưởng mới và nhận ra rằng sự minh bạch, rõ ràng là điểm mấu chốt. Đây là lý do vì sao khách hàng đã không quan tâm đến những cố gắng của cô.
Anna đã soạn một mô tả đơn giản, dài 15 phút về tất cả các công việc mà cô ấy đã thực hiện để giúp công ty khách hàng có thể trưng bày các sản phẩm mới nhất của họ trên trước của các cửa hàng. Chẳng những thế, cô còn ghi đầy đủ tên những đồng nghiệp đã cùng cô làm vào từng hạng mục. Cô ấy nhớ lại, một người đồng nghiệp đã nói rằng anh ấy đã được vinh dự như thế nào khi được đưa vào bài thuyết trình của cô và được cảm ơn về công việc của mình.
Hai năm sau, Levi Strauss trở thành người đứng đầu tập đoàn tiếp thị toàn cầu. Hôm nay, cô là người đồng sáng lập và là Giám đốc Marketing của công ty buôn bán trực tuyến về đồ nội thất và nghệ thuật.
Mỗi thứ Hai lúc 2 giờ chiều, cô ấy viết một lời cảm ơn cho một trong những thành viên trong nhóm của cô ấy. “Tôi tin rằng mọi người sẽ cảm thấy có giá trị khi được công nhận”, cô nói. Tiền thưởng, đãi ngộ và nhiều thứ khác thực sự tốt đẹp nhưng khi được công nhận đó mới là phần thưởng có ý nghĩa nhất.
Làm gì khi cảm thấy không còn giá trị tại công ty? Chắc hẳn bạn đã có những lựa chọn cho riêng mình!