Là một nhà tuyển dụng, bạn không thể tránh được việc từ chối những ứng viên không phù hợp với vị trí đang tuyển. Mỗi ngày bạn nhận được rất nhiều hồ sơ của các ứng viên nộp từ bên ngoài công ty và không ít hồ sơ được nộp từ chính những nhân viên trong công ty. Vậy làm sao để chối từ ứng viên là nhân viên trong tổ chức mà không mích lòng?
Bạn phải xử lý thế nào để có thể từ chối những “ứng viên người nhà” này? Làm thế nào để bạn có thể chia sẻ với những ứng viên nội bộ này về việc họ không thể nhận được công việc? Những ứng viên nội bộ này là người mà bạn tin tưởng, đã gắn bó với công ty và họ quyết định lựa chọn công ty để thực hiện những kỳ vọng sắp tới của họ.
Để có thể từ chối họ cần phải cân nhắc nhiều hơn so với những ứng viên bên ngoài. Cùng JobHop tìm hiểu 5 cách giúp bạn vượt qua hoàn cảnh này nhé!
Đừng từ chối ứng viên qua email
Email là một công cụ phổ biến giúp nhà tuyển dụng liên hệ và trao đổi thông tin với ứng viên một cách dễ dàng và thuận tiện. Tuy nhiên, nó lại không phải là ý tưởng phù hợp để bạn truyền đi những thông tin xấu cho chính nhân viên của bạn.
Dù bạn bận rộn đến đâu thì cũng nên dành một ít thời gian để có thể ngồi xuống để giải thích với nhân viên của bạn về lý do họ không được nhận cho vị trí mới. Trong tình huống này, bạn nên chú ý đến giọng điệu, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể để có thể tạo tác động đến cách nhân viên của bạn cảm nhận khi nhận được kết quả.
Nói rõ lý do đằng sau quyết định của bạn
Bạn cần có sự chuẩn bị trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện này. Hãy cân nhắc, suy nghĩ mình sẽ nói những gì và cách bạn sẽ truyền tải những thông điệp đó. Vấn đề chuyển giao nội bộ không đơn giản như việc bạn tuyển dụng một người bên ngoài vào. Vì họ đã là nhân viên của công ty, họ phù hợp với văn hóa, vậy lý do họ không nhận được công việc này có thể về kinh nghiệm. Vì vậy, bạn hãy cho họ những phản hồi trung thực, trực tiếp để họ có thể hiểu và cải thiện bản thân hơn.
Nếu ứng viên không có một kỹ năng quan trọng cần thiết cho công việc, hãy nói cho họ biết đó là kỹ năng gì. Nếu có một ứng viên khác phù hợp hơn hãy giải thích cho họ hiểu. Dù bạn có lựa chọn ai đi nữa, đừng để nhân viên của bạn rời khỏi phòng họp mà không có lời giải thích phù hợp nào. Ví dụ: một nhân viên làm ở vị trí nhân viên kinh doanh muốn ứng tuyển việc làm kế toán nhưng lại không có bằng cấp hay kỹ năng cần thiết thì rõ ràng họ không thể được nhận.
Hỏi về các mục tiêu nghề nghiệp của họ
Thông thường, một nhân viên có thể nộp đơn xin chuyển nội bộ vì nhiều lý do khác nhau. Có thể họ cảm thấy bế tắc trong công việc và muốn tìm kiếm một điều mới hơn. Vì vậy, vị trí họ ứng tuyển có thể không thật sự phù hợp với định hướng nghề nghiệp của họ.
Đây có thể sẽ là một cuộc nói chuyển cởi mở về mục tiêu nghề nghiệp của họ. Hiểu về những điều này sẽ giúp bạn có thể đề xuất những cách để họ có thể phát triển dựa trên những kỹ năng có sẵn, niềm đam mê trong công việc hiện tại của họ và theo đuổi những vai trò trong tương lai phù hợp với những mục tiêu này.
Tìm cơ hội khác để họ phát triển trong công ty
Là một nhà quản lý, bạn hiểu rõ hơn bất cứ ai về những cơ hội phát triển cho nhân viên. Chia sẻ những cơ hội này với nhân viên của bạn để họ có thể cố gắng tham gia vào việc thúc đẩy sự phát triển của công ty. Ngoài ra, bạn có thể đưa ra một kế hoạch giúp họ vạch ra lộ trình phát triển của bản thân, điều này sẽ họ cảm thấy hào hứng hơn trong công việc.
Đừng quên cảm xúc khi từ chối ứng viên
Bạn đừng quên để ý đến cảm xúc của nhân viên, công việc của họ đang diễn ra như thế nào và liệu họ có suy nghĩ gì thêm sau cuộc trò chuyện đó hay không. Việc bạn để ý đến cảm xúc của nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy mình có giá trị, giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài và nhân viên gắn bó với công ty hơn.
Việc nhân viên nội bộ ứng tuyển vào một vị trí mới cho thấy đó là một dấu hiệu tốt vì họ bày tỏ sự quan tâm đến cơ hội mới tại công ty, họ thích làm việc với bạn và muốn gắn bó lâu dài với công ty.
Trên đây là các hướng dẫn từ chối ứng viên xuất phát điểm là người chung công ty mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai. Sau cùng, tất cả những gì họ tìm kiếm cũng là cơ hội làm việc tốt hơn. Nếu bạn không thể đáp ứng thời điểm hiện tại, hãy hướng dẫn họ hoặc hỗ trợ họ tốt nhất có thể. Đó mới là nhà tuyển dụng tuyệt vời.
Source: Tổng hợp Internet