Home Kỹ năng tìm việc Làm việc lâu năm ở một công ty là tốt hay xấu?

Làm việc lâu năm ở một công ty là tốt hay xấu?

Làm việc lâu năm ở một công ty là tốt hay xấu?

Có hai trường hợp sẽ xảy ra khi bạn làm việc quá lâu năm ở một công ty. Hoặc là bạn sẽ từng bước leo lên vị trí thăng tiến trong sự nghiệp nếu có năng lực vượt bậc. Hoặc bạn sẽ rơi vào trạng thái rất sốc nếu một ngày đẹp trời bị sa thải.

Yếu tố trung thành là điều các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên tiềm năng. Tuy nhiên sự trung thành có thật sự mang lại lợi ích cho bản thân ứng viên? Những rủi ro trong công việc dường như luôn tiềm ẩn và có thể xảy đến với chúng ta bất cứ lúc nào.

Những lời hứa từ cấp trên có thể ngọt tai, nhưng không ai biết được việc kinh doanh của công ty đang ở tình trạng ra sao và khi nào thì một “cơn sóng thần” giảm biên chế kéo đến, quét sạch những nhân viên trung thành lâu năm?

Ở một vị trí quá lâu sẽ bào mòn khả năng thích nghi của bạn

Tôi có một người chị làm việc trong lĩnh vực sách, tính tới nay đã có khoảng 15 năm tuổi nghề ở một công ty phát hành. Suốt chừng đó năm, chị ấy ngày ngày làm việc với con chữ và những quyển sách. Công việc có vẻ rất thú vị, cho tới một ngày việc kinh doanh của công ty gặp trục trặc. Một đợt giảm biên chế sắp diễn ra và chị có tên trong danh sách.

lam-viec-lau-nam-o-mot-cong-ty
Làm việc lâu năm ở một công ty là tốt hay xấu?

Một công việc ổn định có thể là điều rủi ro nhất dành cho chúng ta. Quyết định nghỉ việc bất thình lình khiến chị không kịp thích ứng. Những công ty cũng hạn chế tuyển dụng các nhân viên tuổi trung niên, thay vào đó là tìm kiếm các ứng viên trẻ dễ dàng làm quen với công việc và đồng ý mức lương thấp hơn.

Nhảy việc vừa phải giúp học thêm nhiều kỹ năng mới

Không một nhà tuyển dụng nào thích nhìn CV với chi chít công việc, mỗi việc lại chỉ làm thời gian dưới 6 tháng. Nhưng làm việc ở một nơi suốt 15 – 20 năm và dừng lại ở đó, cũng khiến cho nhà tuyển dụng e dè.

Miễn là bạn đừng nhảy việc quá nhiều. Còn lại, những công ty bạn đi qua đều sẽ giúp cho bạn tăng thêm các kỹ năng mới. Chẳng hạn, ở công ty cũ bạn là một biên tập nội dung, qua công ty mới làm về lĩnh vực quảng cáo, bạn làm quen với khái niệm digital social và hiểu thêm về cách thức vận hành.

Khó yêu cầu tăng lương

Đi làm nhiều năm nhưng mức lương vẫn chỉ “lẹt đẹt” tăng 2-3 triệu. Bạn thật sự không vui vẻ với mức lương, nhưng yêu cầu tăng lương thì lại bị bác bỏ. Điều này có thể do vài yếu tố như: công ty đã quen với sự trung thành không đòi hỏi của bạn; nhân sự mới vào đầy năng lượng nhưng không đòi hỏi lương cao; hoặc do tình hình tài chính của công ty…

Tâm lý an phận

Không ai nói nhảy việc là tốt, nhưng nó cũng không hẳn xấu. Cứ thử nhìn một ứng viên sẵn sàng cam qua nhiều vị trí khác nhau, bạn sẽ thấy khả năng làm việc và thích nghi của họ rất cao. Họ trở thành một nhân viên đa năng vì cái gì cũng biết và có thể đào sâu để làm tốt.

Ngược lại, nhân viên suốt nhiều năm chỉ làm một công việc, ở một công ty sẽ bắt đầu xuất hiện tâm lý an phận, ngại thử cái mới. Điều đáng nói là không công ty nào muốn tiếp tục trả lương cho những nhân viên bắt đầu xuất hiện dấu hiệu ù lì.

Lười làm việc, năng suất giảm.

Trừ khi bạn là người rất yêu công việc, còn không việc trung thành với một công ty vì tính ổn định của nó sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái lười làm việc, năng suất giảm.

Chất lượng công việc sẽ dễ dàng được cấp quản lý nhận ra vì họ đã quen với “thời kỳ đỉnh cao” của bạn.

Vậy, trung thành lâu năm với một công việc sẽ mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn cho bạn. Nhất là khi tự bản thân bạn không tìm tòi, học hỏi và tự đổi mới bản thân.

Xem thêm:

JobHopin Team

Nguồn ảnh: Mirko Grisendi