Ngày nay, bất kỳ thương hiệu nào muốn thành công đều phải sở hữu một bộ nhận diện hoành tráng và có chiến lược tiếp cận khách hàng cụ thể. Nhận diện thương hiệu từ lâu đã không đơn giản là màu sắc hoặc logo công ty, mà nó chính là thông điệp và sứ mệnh mà các doanh nghiệp muốn khách hàng của mình có thể cảm nhận.
Đi ngược lại với thời cuộc, Muji – Thương hiệu “không thương hiệu” đến từ Nhật Bản đã tạo nên xu hướng và thay đổi nhận thức tiêu dùng của người dân xứ sở “Mặt trời mọc” và nhiều quốc gia trên thế giới như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Quá trình hình thành và phát triển
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản nghiễm nhiên trở thành “phép màu kinh tế” vì có tốc độ hồi phục đáng nể và nhanh chóng trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Các thương hiệu nội địa lúc này ưu tiên chiến lược thổi phồng và phô trương sản phẩm, lý giải lý do tại sao hàng hóa Nhật thời điểm này vô cùng đắt đỏ nhưng chưa chắc đã đi đôi với chất lượng.
Hành trình trở thành thương hiệu toàn cầu của Muji bắt đầu từ những năm 1980 tại Nhật Bản. Cái tên Muji là từ viết tắt từ Mujirushi Ryohin, có nghĩa là “không thương hiệu, chất lượng cao”.
Thuở sơ khai, thương hiệu này chuyên cung cấp các loại đồ gia dụng và thực phẩm. Xuất phát với danh sách hàng hóa vô cùng khiêm tốn với 9 món đồ gia dụng và 31 loại thực phẩm, nay đã lên đến con số hàng nghìn mặt hàng đủ chủng loại khác nhau từ mỹ phẩm đến nội thất và thậm chí cả xe hơi.
Sự xuất hiện của Muji có thể xem như một bước ngoặt làm thay đổi xu hướng và nhu cầu mua hàng của người dân quốc gia này cho đến nay. Ở thời điểm hiện tại, thương hiệu này đã có hơn 700 cửa hàng tại 30 quốc gia và được định giá gần 6 tỷ đô.
Fun fact: Năm 2001, thời điểm mà hầu hết các thương hiệu xe hơi có trào lưu tạo ra những chiếc xe hào nhoáng và bóng bẩy nhất, thì Muji lại một lần nữa đi ngược thời cuộc. Cụ thể, họ kết hợp với Nissan để sản xuất ra chiếc xe hơi mang tên 2001 Muji Car 100. Chiếc xe này không hề có thương hiệu trên mình, cũng không sở hữu sắc sơn nổi bật, tất cả điều này chính xác là những gì mà Muji đang hướng đến.
Xem thêm: Employer branding – Xây dựng thương hiệu cho nhà tuyển dụng
Chiến lược nhận diện thương hiệu “ngược đời”
Có thể nói Muji đã có bước đi vượt thời gian khi chọn đơn giản và tối ưu hóa từ thương hiệu đến quy trình tạo ra sản phẩm từ những năm 1980, trước cả thời điểm mà chủ nghĩa tối giản bắt đầu trở thành một lối sống toàn cầu. Bên cạnh đó, họ còn thành công trong việc thu hút được một nhóm khách hàng cố định, những người đã quá chán nản với chủ nghĩa tiêu thụ.
Thu hút được một nhóm đối tượng là chuyện quá đơn giản, vậy Muji đã làm gì để giữ chân nhóm khách hàng này gần 40 năm qua?
Đơn giản hóa mọi thứ từ để nâng cao chất lượng sản phẩm
Lý do đầu tiên giúp Muji giữ chân được một lượng khách hàng trung thành là bởi chất lượng sản phẩm của họ. Cân bằng giữa việc sở hữu thiết kế thu hút và chất lượng sản phẩm là điều không đơn giản. Tuy vậy, Muji đã tìm ra “chìa khóa” cho câu hỏi khó nhằn trên bằng 3 nguyên tắc: lựa chọn nguyên liệu, tối ưu hóa quy trình sản xuất và đơn giản hóa đóng gói.
Những nguyên liệu Muji lựa chọn đến từ khắp nơi trên thế giới và có nguồn gốc tự nhiên. Trong quy trình tạo ra sản phẩm, bất kỳ giai đoạn nào không đem đến tác động tích cực cho sản phẩm như tẩy hoặc nhuộm màu đều sẽ bị loại bỏ.
Chính thương hiệu này cũng cho biết quy trình làm giấy của họ không hề có bước tẩy trắng bột giấy. Loại giấy có màu ngả nâu này được Muji sử dụng trong việc gói hàng và đóng nhãn mác, theo thời gian nó dần trở thành một phần không thể thiếu tại các cửa hàng Muji trên toàn cầu. Cách làm sáng tạo này vừa tiết kiệm được một bước trong quy trình sản xuất, vừa bảo vệ môi trường và sức khỏe khách hàng khi không phải sử dụng các chất hóa học độc hại.
Thiết kế không cầu kỳ, đóng gói đơn giản và màu sắc hoàn toàn đến từ màu tự nhiên. Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận rằng mỗi khi đặt chân vào cửa hiệu Muji, ta lại cảm thấy thân thiên và quen thuộc lạ thường.
Không đổ tiền vào quảng cáo
Luôn giữ vững tiêu chí “không thương hiệu” gần 40 năm qua và không đổ bộn tiền vào quảng cáo. Nhưng tại sao thương hiệu này vẫn được biết đến trên toàn thế giới?
Không hề xuất hiện trên TV, báo chí nhưng Muji biết được tầm quan trọng của mạng xã hội. Vào năm 2013, ứng dụng mang tên Muji Passport xuất hiện như công cụ giúp cho mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu này xích lại gần nhau hơn. Thay vì tập trung thúc đẩy doanh số, ứng dụng này góp phần tạo nên tương tác và lưu lượng khách đến cửa hàng nhiều hơn. Ngoài ra, dữ liệu về nhu cầu và sở thích của khách hàng cũng được ứng dụng này ghi lại. Đây là bí quyết giúp Muji dễ dàng thu thập insight và tạo ra sản phẩm phù hợp với cho người tiêu dùng.
Xem thêm: 5 cập nhật mới nhất của Google ảnh hưởng đến Digital Marketing
Cửa hàng ở những vị trí “đắc địa”
Như đã nhắc đến ở trên, Muji không đầu tư quá nhiều vào quảng cáo và các chiến lược marketing thông thường. Thay vào đó, họ sở hữu cửa hàng tại các vị trí “đắc địa” nhất ở tất cả các quốc gia mà họ đặt chân đến. Từ Fifth Avenue, trục đường quan trọng nhất của New York; cho đến Oxford Street, con đường mua sắm nổi tiếng nhất London. Sắp tới đây, cửa hàng flagship đầu tiên của Muji cũng sẽ khai trương tại Việt Nam.
Có một sự thật hiển nhiên như sau: Chỉ cần sở hữu một cửa hàng nằm trên mặt tiền tại bất cứ khu phố mua sắm sầm uất nào thì bạn sẽ tiết kiệm một số lượng lớn chi phí cho quảng cáo.
Viettel Cyber Security Tuyển Dụng
Cơ hội làm việc tại đơn vị trực thuộc tập đoàn Viễn thông Quân đội đang chờ đón bạn. Chúng tôi tự hào sở hữu lực lượng nhân sự giỏi và các chuyên gia hàng đầu trong nhiều mảng công nghệ nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực ATTT nói riêng. Môi trường làm việc trẻ trung, năng động, hiện đại. Tại đây, các cá nhân có cơ hội tiếp xúc, làm chủ các công nghệ mới và luôn phát triển bản thân mình không ngừng.
Thử sức bản thân mình bằng cách ứng tuyển ngay tại đây!
Báo chí nói gì về JobHopin?
Startup tuyển dụng bằng AI của Việt Nam nhận vốn 2,45 triệu USD
Startup tuyển dụng bằng A.I, JobHopin gọi được 2,45 triệu USD vòng gọi vốn Series A
JobHopin Team