Sau đại dịch, nhiều nhân viên cho biết nhìn nhận của họ công việc đã hoàn toàn thay đổi. Đây cũng là lý do ngày càng có nhiều doanh nghiệp ưu tiên yếu tố “con người” trong quản lý, thông qua tăng cường các chính sách về quyền lợi, sức khỏe,…cho nhân viên. Phải chăng doanh nghiệp dần nhận ra chân lý “muốn giữ chân nhân tài phải tạo được mục đích làm việc cho họ”?
Những người có mục đích làm việc rõ ràng biết mình muốn gì và làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy. Nhờ vậy mà họ cũng có xu hướng làm việc hiệu quả hơn so với những người chưa xác định được. Trung bình thời gian những nhân viên xác định được mục đích làm việc cũng gắn bó với doanh nghiệp lâu dài và cống hiến hết mình hơn.
Vậy làm thế nào để tạo ra mục đích làm việc cho nhân viên của mình?
Mục đích làm việc cho nhân viên phải bắt đầu từ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Trước khi bàn đến việc giúp nhân viên tìm ra mục đích làm việc của cuộc đời họ, lãnh đạo các doanh nghiệp cần có góc nhìn thấu đáo về doanh nghiệp của mình trước. Công ty của bạn hiện đang tạo ra những ảnh hưởng tích cực nào cho xã hội? Những giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn doanh nghiệp có đang đi đúng hướng của chúng chưa? Đừng để tất cả những giá trị cấu thành nên doanh nghiệp của bạn chỉ tồn tại cho có, hãy hiện thực hóa chúng. Muốn giúp nhân viên tìm được mục đích làm việc, lãnh đạo phải là tấm gương cho nhân viên noi theo.
Hãy bắt đầu làm truyền thông nội bộ thật chuẩn chỉnh. Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ với nhân viên toàn công ty để thông báo những thay đổi quan trọng. Gửi email nội bộ để thông báo cũng hiệu quả đấy, nhưng chúng là loại hình tương tác một chiều. Chỉ có cách cùng nhau ngồi xuống và bàn bạc, bạn mới hiểu được tâm sự và nỗi lòng nhân viên của mình một cách chính xác nhất. Lắng nghe ý kiến của nhân viên là một cách để doanh nghiệp có thể cải thiện những khuyết điểm nhỏ, mà nếu để lâu dài sẽ đem đến ảnh hưởng lớn và tiêu cực đấy.
Hãy để nhân viên tự đánh giá và soi chiếu bản thân trong công việc
Cho nhân viên của bạn có thời gian tự đánh giá và soi chiếu nỗ lực của bản thân. Việc bạn cần làm lúc này là hỗ trợ họ tìm ra mục đích chung giữa công ty và những nỗ lực họ tạo ra. Đó là lý do tại sao ở JobHopin, sếp và nhân viên thường xuyên có những buổi gặp mặt 1-1. Đây không phải là những cuộc họp chỉ để báo cáo tình hình công việc, các quản lý tại JobHopin tận dụng chúng như một cách để hiểu cấp dưới của họ đang cảm thấy thế nào về công việc, liệu có khó khăn gì cần sự hỗ trợ hay không,…
Như trên, đừng để cuộc hội thoại này rơi vào tình cảnh 1 chiều. Muốn nhận được những chia sẻ sâu sắc và chân thực từ nhân viên, quản lý cũng cần mở lòng về những vấn đề mà họ gặp phải. Theo McKinsey, để nhân viên tự đánh giá và soi chiếu bản thân giúp họ dễ dàng tìm ra mục đích làm việc hơn. Các lãnh đạo, quản lý hãy tự hỏi bản thân: “Liệu cách tôi lãnh đạo có đủ thấu đáo và cảm thông chưa?”, “Nhân viên của tôi có muốn chia sẻ với tôi về vấn đề công việc của họ hay không?”
Vạch kế hoạch giúp nhân viên tìm ra mục đích làm việc
Có rất nhiều cách để giúp nhân viên tìm ra mục đích làm việc, chẳng hạn tạo cơ hội để họ tham gia các khóa học tăng cường, dành thời gian nghỉ ngơi khi cần thiết mà vẫn được trả lương,…Tuy nhiên, thiết thực nhất vẫn chính là cho nhân viên được quyền đưa ra ý kiến phản hồi dù đó là khen hay chê. Chẳng phải hầu hết chúng ta dành phần lớn thời gian của mình cho công việc hay sao? Sao không thử biến nơi công sở thành môi trường thoải mái cho bạn chia sẻ và đóng góp ý kiến mà không nhận về sự phán xét.
Những lý do bạn nên bắt đầu tạo mục đích làm việc cho nhân viên
- Tăng khả năng giữ chân nhân tài: Minh bạch và rõ ràng về các giá trị cốt lõi, tầm nhìn hay mục đích của doanh nghiệp sẽ giúp bạn tăng khả năng giữ chân nhân tài một cách tự nhiên. Thay vì chia sẻ những ý tưởng, doanh nghiệp cần là người giúp nhân viên hoặc ứng viên hiểu được tình hình thực tế mà họ đang đối mặt là gì. Cách làm này giảm thiểu kỳ vọng của nhân viên, ứng viên về doanh nghiệp và lựa chọn làm việc vì mong muốn gắn bó.
- Nâng tầm gắn kết doanh nghiệp: Một doanh nghiệp gắn kết mạnh mẽ nhất khi tất cả những giá trị cốt lõi của nó được thực thi và tuân thủ triệt để. Doanh nghiệp sở hữu mục đích kinh doanh rõ ràng hỗ trợ nhân viên đưa ra quyết định dễ dàng và chính xác hơn.
- Hiểu thấu bức tranh toàn cảnh: Cho nhân viên thấy được những giá trị mà công ty bạn trân trọng, chia sẻ nhiều hơn với họ về thực tế của doanh nghiệp. Làm như vậy giúp họ nhận ra được bức tranh toàn cảnh và cảm thấy được lắng nghe, chia sẻ và tin tưởng. Lúc này, họ cũng dễ dàng tìm được mục đích làm việc và trở nên hạnh phúc, năng suất hơn về những đóng góp của họ cho tổ chức và cộng đồng.
- Biến nhân viên thành “đại sứ” thương hiệu: Tuyển được những nhân sự tin vào mục đích chung của công ty sẽ gián tiếp lan tỏa bộ mặt thương hiệu đến rộng rãi công chúng hơn. Không phải doanh nghiệp, chính những nhân viên trong công ty mới là người thường xuyên làm việc cùng khách hàng, các bên liên quan. Thông qua đó họ lan tỏa được giá trị tích cực mà công ty muốn truyền tải, nếu doanh nghiệp đó thực sự tạo ra giá trị.
JobHopin Team