Thấu cảm: bí kíp để trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn

Trong suốt một năm rưỡi sống chung với dịch COVID-19 vừa qua, sức mạnh của sự thấu cảm hiện diện rõ rệt ở nơi làm việc. Với tỷ lệ tiêm chủng – và đồng thời là sự an toàn, tăng lên, các nhà lãnh đạo đang xem xét lại cách truyền cảm hứng cho nhân viên trong một môi trường làm việc linh hoạt.

Đồng thời, người lao động cũng có xu hướng tìm kiếm những nhà tuyển dụng có cùng mục tiêu và giá trị với mình. Phương thức lãnh đạo đề cao lòng thấu cảm vì vậy chính là câu trả lời thích hợp nhất cho bài toán truyền cảm hứng và giá trị.

Các nhà lãnh đạo thấu cảm – những người quan tâm đến nhân viên mình không chỉ từ khía cạnh sử dụng lao động, mà còn là những người bạn đồng hành, có tầm nhìn đa chiều: Quan tâm và dễ thích nghi, có khả năng đặt ra những kỳ vọng rõ ràng, sẵn lòng trò chuyện về những vấn đề khó nói, và kết nối mọi người trong thời điểm nhiều thay đổi.

Vậy trên thực tế, lãnh đạo bằng lòng thấu cảm có ý nghĩa gì? Steve Payne, phó chủ tịch tư vấn của EY Americas, đã đưa ra cách phân biệt giữa sự đồng cảm và lòng tử tế.

Đồng cảm là xem trọng con người

Khi bạn đánh giá cao ai đó, bạn không chỉ tử tế trên bề mặt. Thay vào đó, bạn dành thời gian để hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ, thành thật về kỳ vọng của mình nhằm giúp họ có cơ hội thành công cao hơn. Như Payne giải thích, cách đối xử này mang lại lợi ích cho tất cả mọi người: Từ nhân viên, khách hàng, đến doanh nghiệp của bạn.

Ý thức về mục đích thúc đẩy chất lượng công việc

Những nhân viên cảm thấy được đánh giá cao và hỗ trợ toàn diện trở nên gắn bó với mục tiêu lớn lao hơn, và cũng sẵn sàng để thách thức lại những gì có sẵn một cách sáng tạo. Nhân viên cũng được trao quyền để thể hiện và hoàn thành công việc tốt nhất có thể. Họ cũng có xu hướng giúp đỡ những người xung quanh đạt được những điều tương tự.  

Một lực lượng lao động hạnh phúc hơn 

Nhân viên trở nên gắn bó với doanh nghiệp vì những giá trị mà lãnh đạo như bạn mang lại sẽ đảm bảo nguồn nhân lực ổn định hằng năm, giúp bạn tiết kiệm chi phí tuyển dụng và thời gian đào tạo.

Vậy làm thế nào để có thể trở thành một nhà lãnh đạo thực sự đồng cảm? Mặc dù nó đến với một số người một cách tự nhiên, nhưng đó là một kỹ năng mà bất kỳ ai cũng có thể học được. Đối với một số người, đây là năng khiếu bẩm sinh, nhưng số còn lại cũng hoàn toàn có thể học được kỹ năng này.

Bạn có thể suy ngẫm về cuộc sống của chính mình để hiểu hơn về cảm giác của người khác. Payne nói, “Khi tôi bắt đầu làm tư vấn viên, làm toàn thời gian từ thứ 2 đến thứ 6 là tiêu chuẩn thời đó. Bây giờ, vấn đề cân bằng công việc – cuộc sống được quan tâm hơn cả, để giảm thiểu tình trạng kiệt sức và cải thiện khả năng giữ chân người lao động. Suy nghĩ về quá trình trưởng thành trong ngành đã giúp tôi đồng cảm với mọi người: Tôi muốn trao cho họ những cơ hội mà tôi đã không có từ rất sớm. “

Theo Payne, bốn cách khác để phát triển phong cách lãnh đạo bao gồm:

– Áp dụng tâm lý “lãnh đạo để phục vụ”, bạn chấp nhận rằng vai trò của mình là tạo ra một môi trường để mọi người không chỉ thành công mà còn hạnh phúc. Điều này đòi hỏi bạn đề cao và duy trì tính nhân văn nơi công sở.

– Trau dồi khả năng tiếp cận để nhân viên của bạn cảm thấy thoải mái khi đến với bạn trong những tình huống dễ dàng và khó khăn, thay vì lo lắng, ngại ngùng.

– Cho mọi nhân viên biết rằng tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe, cũng như mọi công việc của họ đều cống hiến cho tổ chức. Điều này sẽ thúc đẩy đội nhóm, trao cho mọi người động lực quan tâm đến những việc chung.

– Đối xử bình đẳng giữa nhân viên và khách hàng. Hãy dành năng lượng để nếu bạn có gọi đến 15 cuộc trong ngày, thì thái độ giữa cuộc gọi thứ nhất và cuộc gọi thứ 15 đều không thay đổi.

Kết luận

Mặc dù những phương pháp này đã được thử nghiệm và đúng, nhưng cuối cùng, mỗi nhà lãnh đạo cần phải hiểu và thể hiện lòng thấu cảm mà họ cảm thấy chân thực và vững bền, để tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của bản thân và những người khác.

Phỏng dịch theo Marcel Schwantes, Inc.com 

JobHopin Team