Tính đều thời điểm hiện tại, hầu hết các nhân viên làm việc tại công ty thuộc thế hệ Z (Gen Z) đều nằm trong độ tuổi sinh từ 1997 – 2012. Trong khi, phần còn lại của thế hệ này vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Những sớm thôi, họ sẽ trẻ thành những ứng viên sáng giá cho các vị trí mới tại doanh nghiệp. Vậy những nhà quản lý cần lưu ý gì khi làm việc với thế hệ Z?
Để hiểu rõ hơn về thế hệ nhân tài này, bạn phải biết họ tìm kiếm điều gì trong một môi trường làm việc và mong muốn điều gì từ đó. Bằng cách đó, bạn sẽ dự đoán những thay đổi liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp của bạn cũng như tuyển dụng thế hệ Z dễ dàng hơn.
Thấu hiểu thế hệ Z
Trong một khảo sát được thực hiện bởi College Employment Research Institute, 83% các nhà tuyển dụng đã trả lời rằng họ đã thuê một sinh viên vừa tốt nghiệp trong suốt năm 2017 – 2018, đợt tuyển dụng này bắt đầu mở ra thế hệ nhân tài Z hình thành nơi công sở.
Thế hệ Z là những người đầu tiên được sinh ra và lớn lên giữa thời đại công nghệ thông minh và những thay đổi trong phương pháp giáo dục được hình thành và ứng dụng rộng rãi, đó là việc kết hợp học và thực hành.
Những thay đổi trong tiếp nhận thông tin và phương pháp học tập đã thay đổi từ thế hệ Y, do đó, nhiều chuyên gia nhận định sẽ quá an toàn nếu bạn chọn tiếp tục sử dụng phương thức cũ, những gì thế hệ Z bị thu hút chính là văn hóa phù hợp với cuộc sống của họ hiện tại.
Làm việc với thế hệ Z – Thế hệ doanh nhân tài năng
Theo một báo cáo của Online School Center, 41% ứng viên Gen Z yêu thích công việc kinh doanh và lên kế hoạch để sở hữu một đế chế của riêng mình. Dự đoán này vẫn chưa trở thành hiện thực, nhưng nó vẫn cao hơn đáng kể so với 4% của thế hệ millennials (và một vài Gen Zers) hiện đang sở hữu các doanh nghiệp nhỏ của riêng họ. Điều này không có nghĩa người thuộc thế hệ Z sẽ không hoàn thành được mục tiêu của cuộc đời mình khi mà độ tuổi trung bình để một người sở hữu một doanh nghiệp của riêng mình tầm 42 tuổi.
Mong muốn khởi nghiệp từ sớm và có cho mình một đế chế riêng dĩ nhiên không phải là cách duy nhất thế hệ Z thể hiện sự yêu thích kinh doanh của mình. Khi mà theo một báo cáo năm 2018 từ Upwork, có đến 46% Gen Z làm việc ở vị trí liên quan đến kinh doanh và xem đó như là nguồn thu nhập chính của mình.
Gen Z trong môi trường công sở
Ở phương diện nhà tuyển dụng, bạn cần hiểu thế hệ Z để có thể tận dụng tài năng của họ theo cách tốt nhất. Gen Z không thích bị định hướng và bị dẫn dắt theo những phương thức giáo dục truyền thống của bố mẹ (những người thuộc thế hệ X), họ thích tự mình dấn thân vào công việc với kiến thức tự thân và tham vọng mạnh mẽ.
Phong cách làm việc của các công ty truyền thống dường như chưa thật sự thu hút với các ứng viên thuộc thế hệ này, một trong số điểm hấp dẫn Gen Z khi tìm việc có thể liệt kê như sau:
- Cân bằng cuộc sống và công việc là yếu tố quan trọng, khi có đến 28% nhân viên thuộc thế hệ Millennial cảm thấy mệt mỏi và liên tục phải làm việc thêm giờ tại công sở. Theo một khảo sát tử Gallup, điểm trừ này khiến 63% nhân viên cảm thấy tệ và quyết định thôi việc. Con số này một lần nữa có thấy bạn cần tập trung thay đổi văn hóa làm việc công ty hiệu quả hơn, và chắc rằng thế hệ nhân viên trẻ tuổi của công ty bạn không bực tức, đánh mất nhiệt huyết và dẫn đến nghỉ việc.
- Thế hệ Z cần sự kết nối và môi trường quan tâm đến nhân viên. Dù thuộc thế hệ được sinh ra và tiếp cận với công nghệ cao nhưng có hơn 90% Gen Z thích làm việc trong môi trường quan tâm đến các yếu tố con người và sử dụng công nghệ để tương tác với các thành viên trong team.
- Những phản hồi liên tục là điều bắt buộc. 66% Gen Z nói rằng họ muốn làm việc với cấp quản lý của mình để được nghe những nhận xét về công việc và biết được hiệu suất của nó.
>>> Nhà quản lý giỏi cần có những phẩm chất gì, bạn biết chưa?