Cuối năm là dịp quan trọng để các nhà quản lý nói chung, Brand Manager nói riêng nhìn lại thành quả một năm qua công ty mình đã làm được những gì. Từ đó, điều chỉnh và lên định hướng cho năm 2021. Trải qua 2020 đầy biến động, đã đến lúc doanh nghiệp bạn cần “Rebound” – hồi phục và vươn mình phát triển. Vậy bạn đã biết mình nên làm gì chưa?
Bài viết này sẽ cung cấp tới Brand Manager / Marketer góc nhìn về ưu tiên xem xét trong công việc lên kế hoạch định vị và phát triển thương hiệu chuẩn bị cho 2021, đột phá thương hiệu, “chạy đà” thành công.
2020 – Tổng quan một năm kỳ lạ của các Brand Manager
Theo khảo sát số liệu Báo Chính Phủ, có trên 80% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực do đại dịch. Một bức tranh ảm đạm về nền kinh tế được vẽ ra.
Hàng loạt doanh nghiệp phải đương đầu với những khó khăn họ thậm chí chưa bao giờ tưởng tượng nổi. Các doanh nghiệp nhỏ đóng cửa, các doanh nghiệp lớn đẩy việc tiết cắt giảm chi phí là ưu tiên hàng đầu. Việc thu hút khách hàng khó khăn, hoạt động Marketing đắt đỏ và không hiệu quả đòi hỏi các Brand Manager phải không ngừng “brainstorm” tìm ra giải pháp.
Đứng trước thực trạng như vậy, các doanh nghiệp cần tập trung vào yếu tố cốt lõi. Trả lời câu hỏi “nên làm gì trước”, “đâu là hoạt động cốt lõi trong xây dựng thương hiệu” là ưu tiên hàng đầu.
Brand Audit – Kiểm toán thương hiệu
Brand audit (Kiểm toán thương hiệu) là quá trình kiểm tra định vị, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, so với đối thủ cạnh tranh và đánh giá mức độ hiệu quả tổng quan của chiến lược kinh doanh. Do vậy, Brand Audit có thể coi là bước đầu tiên để Nhà quản lý thương hiệu hay Marketer xem xét, đánh giá vị thế doanh nghiệp và hiện trạng mình đang đứng ở đâu. Dựa vào Bảng đánh giá này, doanh nghiệp có thể rà soát, hình dung và xác định nhất quán thông điệp đã phù hợp với khách hàng hiện tại chưa? Từ đó, có những phương hướng và chiến lược thương hiệu chuẩn bị cho 2021.
Xem thêm: Ngành truyền thông marketing: Muốn bứt phá đừng đứng yên tại chỗ!
Brand Positioning – Định vị thương hiệu
Đối với định vị thương hiệu: Bạn cần xem xét giá trị thương hiệu mình hiện diện trong tâm trí khách hàng thế nào?
Có thể nói, ngay từ những bước đầu tiên của Marketing, định vị thương hiệu luôn là “tôn chỉ” mà tất cả các Marketer phải thuộc nằm lòng. Tuy nhiên, qua thời gian và kết quả của các hoạt động Marketing, Brand Position có thể bị thay đổi trong tâm trí của khách hàng.
Khách hàng nhớ nhất điều gì về thương hiệu bạn? Điều này được thể hiện bằng những cam kết đã thực hiện. Vậy tiến độ của những cam kết đó trong năm qua được thực hiện ra sao? Cần điều chỉnh gì phù hợp với thực tế? Ngoài ra, Brand Manager cần đảm bảo định vị thương hiệu, doanh nghiệp theo đuổi sát với mục tiêu kinh doanh trong tương lai ngắn hạn và dài hạn.
Brand Portfolio – Rà soát kiến trúc thương hiệu
Đối với doanh nghiệp có nhiều sản phẩm dịch vụ thì Brand Portfolio là thứ không thể thiếu. Portfolio được hiểu là Kiến trúc thương hiệu. Tức là mối quan hệ thương hiệu Mẹ con hay ngang bằng. Nhiều doanh nghiệp thường tận dụng nguồn lực từ thương hiệu mẹ, hỗ trợ thương hiệu con, tiết kiệm chi phí Sales và Marketing, thì việc mở rộng danh mục sản phẩm mới nên được cân nhắc.
Ngược lại doanh nghiệp cần tạo dựng thương hiệu mới, có bản sắc, cá tính, khác với thương hiệu đã có từ trước, tạo sự ngang hàng giữa các sản phẩm thì kiến trúc thương hiệu ngang hàng được ưu tiên sử dụng.
Ví dụ, trong danh mục của Suntory Pepsico trong danh mục nước ngọt: Nước ngọt có ga như Pepsi, Mirinda, 7-up,… hay nước ngọt không ga như Revive, TeaPlus, Lipton… Tất cả các thương hiệu tách biệt một cách tuyệt đối.
Website & Digital Identity – Kiểm Tra bộ nhận diện Website
Một trong những xu hướng lớn nhất của hệ thống nhận diện thương hiệu, là hệ thống nhận diện thương hiệu số (Digital Identity).
Một website tốt gồm có 5 đặc điểm áp dụng như sau: tối ưu về mặt nhận diện (Brand Identity), chuẩn UX UI (đưa nội dung phù hợp với thói quen người tiêu dùng), chuẩn Sales (thuyết phục và nâng cao trải nghiệm của khách hàng), chuẩn Marketing (tạo Landing Page mới, checking đo lường người vào website), chuẩn SEO ( website chạy tốc cao, thông tin tốt phía Google đánh giá cao).
Xem thêm: 5 câu hỏi định hướng kế hoạch Marketing hiệu quả
Internal Branding – Tối ưu truyền thông nội hộ
Mỗi nhân viên là một “Đại sứ thương hiệu”. Truyền thông nội bộ là cách để doanh nghiệp gắn kết sức mạnh nội tại từ bên trong bao gồm: Sổ tay nhân viên, Sổ tay văn hóa,Tạp chí nội bộ, Website tuyển dụng, Video tuyển dụng,… Chính những chi tiết này, giúp doanh nghiệp “ghi điểm” với chính đội ngũ doanh nghiệp mình
External Branding – Đẩy mạnh truyền thông công chúng
Hoạt động truyền thông là “vũ khí” của doanh nghiệp truyền tải thông điệp tới khách hàng được xác định gồm: đối tượng truyền thông, thông điệp truyền thông, ý tưởng lớn, câu chuyện thương hiệu, kế hoạch truyền thông, kế hoạch Content Marketing.
Việc lập kế hoạch hoạch thực thi truyền thông phù hợp với định hướng chiến lược truyền thông thương hiệu đòi hỏi mang tính hiệu quả và dự đoán mọi tình huống có thể xảy ra. Đặc biệt, vào những dịp cuối năm, khi không khí lễ hội lan tỏa khắp mọi nơi, đây cũng là lúc các Brand Manager quyết định sẽ đẩy mạnh chiến dịch truyền thông gì ra bên ngoài để cạnh tranh “Brand Awareness” với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Hy vọng với những chia sẻ trên, các Brand Manager đã có những định hướng những việc cần làm trong dịp cuối năm. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi và cập nhật những bài viết mới nhất trên JobHopin để trang bị kiến thức và kỹ năng hữu ích cho bản thân nhé!
PROPZY Việt Nam Tuyển Dụng Nhiều Vị Trí Lương Cao
Sau hơn 5 năm hình thành và phát triển, PROPZY đã và đang giúp quá trình kết nối hàng triệu khách hàng dễ dàng hơn bao giờ hết. Sở hữu 200 nhân sự, làm việc tại 6 trung tâm giao dịch tại TP.HCM và Hà Nội, cùng với lợi thế về công nghệ và giải pháp hữu ích, PROPZY đang đẩy nhanh tốc độ hiện thực hóa mục tiêu mở rộng thương hiệu tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.
Tham khảo ngay các cơ hội việc làm hấp dẫn đến từ PROPZY Việt Nam!
Báo chí nói gì về JobHopin?
- CEO JobHopin: Chỉ nhận 1/10 số tiền nhà đầu tư muốn rót vốn và từng cảm thấy “sợ” khi lọt Forbes 30 under 30 châu Á
- Startup tuyển dụng bằng AI của Việt Nam nhận vốn 2,45 triệu USD
- Startup tuyển dụng bằng A.I, JobHopin gọi được 2,45 triệu USD vòng gọi vốn Series A
JobHopin Team