Phương pháp STARL chỉ đơn giản cung cấp cách tiếp cận câu hỏi hợp lý dựa trên một trong những thành công ở quá khứ của bạn để trả lời câu hỏi.
Một trong những phần quan trọng mà bất kỳ buổi phỏng vấn nào cũng có chính là trả lời câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Việc trả lời các câu hỏi này rõ ràng và chính xác một cách có hiểu biết, liên quan đến chuyên môn sẽ giúp ứng viên trở nên khác biệt với những người khác nhận cùng câu hỏi.
Có bốn bước gồm:
1. S = Situation/ Tình huống (Mô tả tình huống: chung/ cụ thể)
2. T = Technique/ Kỹ thuật (Cách tiếp cận của bạn?)
3. A = Action/ Hành động (Bạn đã làm gì?)
4. R = Result/ Kết quả (Kết quả từ hành động của bạn?)
5. L= Learning/ Học hỏi (Bạn học được gì từ điều này?)
Lập kế hoạch để phát triển một danh sách toàn diện về những thành công của bạn, đặc biệt là thành công liên quan đến các hoạt động ngoài lớp học như:
- Kinh nghiệm liên quan
- Lợi ích kỹ thuật
- Ví dụ về Lãnh đạo
- Hoạt động nhóm
- Kỹ năng giao tiếp
- Kinh nghiệm làm việc
Phát triển các ví dụ ngắn minh họa thành công của bạn trong các lĩnh vực này.
Tình huống | Mô tả tình huống bạn cần phải giải quyết. Bạn cần nêu cụ thể một sự kiện hoặc tình huống, không nói chung chung về việc bạn làm trong quá khứ. Hãy chắc chắn cung cấp đủ thông tin để Nhà tuyển dụng có thể hiểu được. Tình huống này có thể từ công việc trước đó, kinh nghiệm làm tình nguyện viên hoặc bất cứ sự kiện nào liên quan. |
Hành động | Diễn đạt những điều bạn làm và nhớ tập trung vào bản thân. Ngay cả khi thực hiện dự án theo nhóm, hãy nói cho Nhà tuyển dụng biết bạn làm gì – không phải đóng góp của cả nhóm. Đừng nói cái bạn có thể làm, hãy nói cái bạn đã làm. |
Kết quả | Điều gì đã diễn ra? Sự kiện kết thúc như thế nào? Điều bạn đạt được là gì? |
Bài học | Bạn học được gì từ đó? |
VÍ DỤ TRẢ LỜI PHƯƠNG PHÁP STARL
Situation/Task (ST) – Tình huống/ Nhiệm vụ
Một số phụ huynh địa phương yêu cầu dạy kèm cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở TP HCM nhưng câu lạc bộ của tôi không có đủ tình nguyện viên.
Action (A) – Hành động
Tôi đã tổ chức một buổi brainstorm (họp bàn ý tưởng) để tăng sự tham gia của sinh viên với ba câu lạc bộ sinh viên khác tại trường Đại học. Chúng tôi ưu tiên các ý tưởng, tìm kiếm tài trợ, rồi sau đó tôi bắt đầu một chương trình mới với tên gọi “Bạn bè và Hàng xóm” phù hợp cho sinh viên RMIT với học sinh trung học. Chúng tôi có thể nhận được vé xem phim miễn phí và tài trợ pizza sau giờ học.
Result (R) – Kết quả
Chúng tôi đã tăng số lượng gia sư lên con số 20 sinh viên và tăng gấp đôi số giờ dạy kèm cho 50 học sinh và có khoảng thời gian xem phim tuyệt vời với 12 học sinh.
Chương trình được duy trì suốt 2 năm qua và hiện có một chủ tịch, một phó chủ tịch tổ chức và ngân sách từ Hiệp hội cựu sinh viên để đảm bảo chương trình này vẫn tiếp tục.
Learning (N) – Học hỏi
Tôi học được cách làm việc nhóm hiệu quả hơn thay vì làm việc một mình.
CHUẨN BỊ NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC BUỔI PHỎNG VẤN?
- Nhớ lại các tình huống gần đây với các hành vi hoặc hành động có lợi, đặc biệt là liên quan đến công việc, khóa học, kinh nghiệm làm việc, lãnh đạo, làm việc nhóm, sáng kiến, lập kế hoạch và dịch vụ khách hàng.
- Chuẩn bị mô tả ngắn cho mỗi tình huống và sẵn sàng giải thích chi tiết khi được hỏi.
- Chắc rằng mỗi câu chuyện để có mở, thân và kết. Sẵn sàng mô tả tình huống, bao gồm nhiệm vụ, việc bạn làm và kết quả.
- Hãy chắc rằng kết quả này phản ánh tích cực về bạn (ngay cả khi bản thân kết quả dự án không quá xuất sắc)
- Trung thực. Đừng thêm thắt hoặc bỏ sót bất cứ phần nào của câu chuyện. Nhà tuyển dụng có thể biết được sự thật từ chính điểm sơ hở của câu chuyện.
- Cụ thể. Đừng nói khái quát về các sự kiện, hãy đưa ra một con số ngân sách cụ thể của một sự kiện.
- Thay đổi các ví dụ, đừng chỉ lấy chúng ở một lĩnh vực.
MẪU CÂU HỎI HÀNH VI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN
Hãy luyện tập Phương pháp STARL cho các câu hỏi hành vi mẫu dưới đây:
- Mô tả tình huống mà ở đó, bạn đã thuyết phục người khác nhìn nhận vấn đề giống bạn thành công
- Kể về lần bạn gặp khủng hoảng và vượt qua nó như thế nào
- Đưa ra một số ví dụ khi bạn phán đoán tốt và hợp lý để giải quyết vấn đề
- Bạn làm gì khi có quá nhiều thứ phải thực hiện và được yêu cầu ưu tiên cho công việc của mình.
- Khi nào thì bạn buộc phải đưa ra quyết định thứ hai
- Bạn làm gì để giải quyết xung đột? Hãy đưa ra ví dụ cụ thể
- Hãy nói cách bạn làm việc với một người mà bạn không thích (hoặc ngược lại)
- Quyết định khó khăn mà bạn phải đưa ra năm ngoái là gì?
- Mô tả thời điểm bạn dự đoán các vấn đề tiềm ẩn và xây dựng các biện pháp phòng ngừa.
Hy vọng với nhưng chia sẻ trên của JobHopin, bạn đã có đủ hành trang để tự tin bước vào buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng sắp tới.
Nguồn ảnh: Fil Dunsky