Đằng sau sự thành công của mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có bóng dáng người lãnh đạo tài ba. Sếp của bạn có thể biến một ngày đi làm 8 tiếng của bạn trở nên tươi đẹp, hoặc cũng có thể khiến nó hỏng bét trong chớp mắt. Vì vậy, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn may mắn gặp được một người lãnh đạo không chỉ có quyền lực mà thực sự là người có tầm ảnh hưởng, biết cách quản lý nhân sự trong team mình hiệu quả.
Quản lý con người không chỉ là tài năng hay nghệ thuật, nó còn là một bộ môn khoa học mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần phải học hỏi. Tuy nhiên, tùy vào màu sắc cá tính và môi trường làm việc tại từng doanh nghiệp, không có một công thức quy chuẩn nào có thể đóng khung hình ảnh một người lãnh đạo tài giỏi hay cách quản lý nhân viên thật tốt.
Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ gợi ý đến bạn những mẹo nhỏ để bạn cải thiện khả năng quản lý nhân sự của mình dưới cương vị là một nhà lãnh đạo tài ba nhé!
Xây dựng tinh thần tích cực cho nhân viên
Như đã nói ở trên, bạn sẽ phản ứng ra sao khi mỗi ngày 8 tiếng phải đối diện với một người sếp luôn mang theo gương mặt khó chịu đăm đăm?
Có lẽ ai trong chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, khi đi làm, chúng ta luôn phải “nhìn mặt sếp” để đoán xem tính tình, thái độ của họ ra sao mà có cách ứng xử phù hợp. Được đi làm trong một môi trường làm việc tốt với một người sếp thân thiện, có cách khiến nhân viên vui vẻ, toàn tâm toàn ý với công việc luôn là mơ ước của nhiều người.
Vì vậy, nếu bạn là một người lãnh đạo, sự hiện diện của bạn và những khoảnh khắc đầu tiên của bạn với nhân viên trong mỗi ngày sẽ tạo nên ảnh hưởng không tưởng đến động lực và tinh thần tích cực của nhân viên. Hãy bắt đầu ngày mới một cách đúng đắn. Mỉm cười. Đi thẳng và tự tin. Đi xung quanh chỗ làm và chào hỏi mọi người. Chia sẻ những mục tiêu và mong đợi cho ngày hôm đó. Hãy để các nhân viết biết rằng hôm nay sẽ là một ngày tốt đẹp.
Đảm đương trọng trách
Trong tất cả các môi trường làm việc, nhân viên thường kỳ vọng rằng lãnh đạo của họ sẽ vẽ ra những mục tiêu và chia sẻ từng đường đi nước bước cho cả team cứ thế mà tiến tới. Lãnh đạo càng chia sẻ với họ nhiều bao nhiêu về lý do, mục đích và phương pháp thực hiện một công việc xảy ra thì nhân viên càng tăng mức độ hài lòng, hạnh phúc bấy nhiêu.
Nếu bạn xung phong đi đầu gánh vác, mọi người sẽ biết ơn và sẽ đi theo bạn. Bạn đang tạo nên một môi trường làm việc mà ở đó mọi người sẽ lựa chọn sự thúc đẩy. Và khởi đầu chính là bạn. Những trải nghiệm của họ ở công ty đều được tạo nên bởi chính bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc kỹ lượng quy trình quản lý nhân sự và công việc để tạo nên sự chủ động trong công việc cho nhân viên, chứ không hoàn toàn ôm hết trách nhiệm về bản thân mình.
Xử lý xung đột tinh tế khi quản lý nhân sự
Hoà giải xung đột là một kỹ năng mà bất kỳ người lãnh đạo nào cũng phải sở hữu với sự chuẩn bị và thực hành thường xuyên.
Khi giải quyết xung đột, điều quan trọng là phải nhận ra khi nào nên sử dụng những kỹ thuật quản lý xung đột riêng biệt dựa trên tình huống và những người liên quan. Một xung đột chưa được giải quyết sẽ giống như một mụn nhọt bị mưng mủ trên bề mặt và tác động tới mọi người xung quanh có quan hệ hay liên can tới những nhân viên có mâu thuẫn. Họ sẽ cảm thấy mình bị đứng giữa “trận tiền” và điều này sẽ khiến môi trường làm việc trở nên đầy thù địch. Trong tình huống tệ nhất, những thành viên trong nhóm có thể sẽ bắt đầu phân chia bè cánh và tất nhiên, khi nhóm của bạn bị xé lẻ, chất lượng công việc đi xuống, chứng tỏ bạn không phải là một nhà lãnh đạo giỏi.
Các lãnh đạo có trách nhiệm tạo ra một môi trường làm việc sao cho tạo điều kiện tốt nhất khuyến khích nhân viên, cho phép họ đóng góp và phát triển. Trong công việc, bất đồng lẫn nhau là điều không thể tránh. Nếu những bất hoà đó xảy ra và tiến triển thành xung đột giữa các cá nhân, người lãnh đạo cần can thiệp ngay lập tức để duy trì lại sự cân bằng nơi làm việc.
Xem thêm: 6 chiếc mũ tư duy: Phương pháp xem xét quyết định từ mọi quan điểm
Truyền cảm hứng và niềm tin cho nhân viên
Tầm nhìn và niềm tin giống như một ngọn đuốc – thứ có thể thu hút những người xung quanh chăm chú ngắm nhìn.
Một người lãnh đạo với tầm nhìn rộng và mang tính chiến lược cũng giống như ngọn đuốc ấy, có thể khiến nhân viên cũng tin tưởng và sẵn sàng đồng lòng với đường lối họ mở ra cho doanh nghiệp.
Simon Sinek đã khám phá một vòng tròn vòng vàng với ba lớp vỏ:
Vì sao? – là niềm tin cốt lõi của doanh nghiệp, là nguyên nhân doanh nghiệp tồn tại.
Thế nào? – là cách doanh nghiệp thực hiện niềm tin cốt lõi.
Điều gì? – là điều mà doanh nghiệp làm để thực hiện niềm tin cốt lõi.
Hầu hết những nhà lãnh đạo không quan tâm đến “vì sao” – tầm nhìn và niềm tin cốt lõi, điều tạo nên cảm hứng cho các thành viên của mình, vì thế họ không thực sự kết nối và thu hút được nhiều người đi theo mình. Điều này còn dẫn đến sự hiểu nhầm và bỏ cuộc của các thành viên.
Những nhà lãnh đạo giỏi biết rất rõ đường nào họ nên đi và vẽ nó ra để cấp dưới của họ dễ dàng đi theo. Tác giả, diễn giả về lãnh đạo John Maxwell đã nói thế này: “Nếu bạn xem mình là một nhà lãnh đạo nhưng lại không có ai đi theo mình, bạn đơn giản chỉ là một người đang đi dạo”.
Tạo ra cơ hội cho cấp dưới “tỏa sáng”
Thay vì chờ đợi các thành viên của đội tìm đến đề cập đến cơ hội thăng tiến, nhà lãnh đạo giỏi làm điều ngược lại.
Bạn hãy cho họ biết những tố chất mà bạn khám phá được ở họ và đảm bảo rằng họ có cơ hội phát huy những điểm mạnh đó. Một trong những cách mà các doanh nghiệp hiện nay đã áp dụng thành công trên con đường bồi dưỡng cấp dưới như việc gửi họ đi học những khóa huấn luyện phù hợp.
Những nhà lãnh đạo giỏi biết cách quản lý nhân sự luôn tạo ra cơ hội cho các thành viên của mình lên tiếng và có trách nhiệm riêng. Họ sẵn lòng chia sẻ với nhóm của mình những cơ hội chứng minh khả năng của bản thân. Họ có thể khiến những người đi theo mình sẵn sàng tiếp nhận vị trí lãnh đạo trước khi họ thật sự muốn. Tất cả chúng ta đã từng có lúc này hay lúc khác nhìn vào công việc của một nhà lãnh đạo và thầm nghĩ “tôi có thể làm điều đó”.
Tuy nhiên, thực tế là chúng ta chưa rõ tất cả những trách nhiệm nặng nề kèm theo của một nhà lãnh đạo. Vậy nên, nhà lãnh đạo giỏi sẽ trao cho đồng đội của mình cơ hội để thử vai một nhà lãnh đạo, rồi quan sát xem họ làm tốt ở điểm nào, gặp khó khăn ở đâu để có thể hoàn thành công việc của một nhà lãnh đạo.
Hãy thử thực hành ngay những điều trên để chuẩn bị cho bản thân trở thành một nhà lãnh đạo tiềm năng trong tương lai.
Xem thêm: Employer branding – Xây dựng thương hiệu cho nhà tuyển dụng
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã sắm cho mình những kỹ năng, tips hay ho khi ở cương vị một nhà lãnh đạo tài ba. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi các bài viết tiếp theo của JobHopin để cập nhật nhiều thông tin bổ ích cho con đường sự nghiệp của mình nhé!
Báo chí nói gì về JobHopin?
- Startup tuyển dụng bằng AI của Việt Nam gọi vốn thành công hàng triệu USD
- CEO JobHopin: Chỉ nhận 1/10 số tiền nhà đầu tư muốn rót vốn và từng cảm thấy ‘sợ’ khi lọt Forbes 30 under 30 châu Á
- Hàng chục triệu USD đổ vào startup tuyển dụng Việt
JobHopin Team