Là một người sếp, một người lãnh đạo không chỉ cần phải đưa ra những phương hướng phát triển công ty hợp lý mà còn còn cần quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Làm thế nào để quản lý nhân viên vừa nể vừa yêu chưa bao giờ là điều dễ dàng với những người sếp.
Bí quyết quản lý nhân viên: Luôn lắng nghe và thấu hiểu
Hầu như mỗi công ty đều có một slogan là “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” nhưng thực chất có thực hiện được “lý tưởng” này không lại là một điều khác. Một người quản lý tốt không phải là người chỉ biết ra lệnh và giao công việc cho nhân viên mà còn cần biết lắng nghe và chia sẻ với nhân viên.
Người nhân viên không chỉ biết hoàn thành công việc được giao phó mà còn có khả năng đưa ra rất nhiều ý tưởng, quan điểm rất thú vị để giúp phát triển công việc tốt hơn. Bên cạnh đó, người nhân viên viên cũng có rất nhiều tâm tư, mong muốn trong cả công việc lẫn đời sống hằng ngày cần được chia sẻ và giải đáp.
Biết lắng nghe, biết thấu hiểu sẽ là sợi dây kết nối giữa sếp và nhân viện bền chặt hơn. Sự quản lý từ tâm sẽ đem lại lòng trung thành, tự nguyện cố gắng cống hiến hết mình với công việc của nhân viên với sếp và công ty.
Nghiêm túc trong công việc, vui vẻ ngoài đời thực
Một người sếp vui tính là rất tốt, tuy nhiên cần phải xác định đúng nơi đúng chỗ. Sự vui vẻ sẽ làm giảm bớt áp lực trong công việc nhưng đôi khi nếu không biết tiết chế nó có thể làm giảm bớt sự uy nghiêm của người sếp khi điều hành công việc.
Tuy nhiên, ngược lại nếu bạn quá nghiêm túc trong công việc lẫn đời thời thì lại khiến nhân viên luôn trong cảm giác lo lắng, áp lực lo sợ. Điều này khiến chất lượng công việc có thể tăng, tuy nhiên rất khó tạo ra sự kết nối giữa nhân viên và sếp, chưa kể rất khó giữ nhân viên lại những nơi làm việc có môi trường áp lực như vậy.
Vì thể, là một người sếp thông minh cần phải nghiêm túc đúng lúc, vui vẻ khi cần để tạo cho nhân viên cảm giác vừa tôn trọng vừa yêu mến.
Công bằng, ngay thẳng
Môi trường công sở thực chất giống như một xã hội thu nhỏ vậy, mỗi cá nhân đều mang một tính cách, năng lực khác nhau. Và người quản lý muốn lãnh đạo được nhân viên “ tâm phục khẩu phục”, tin tưởng toàn phần thì cần phải đặt sự công bằng lên hàng đầu.
Người sếp không nên đánh giá mọi việc một cách phiến diện, qua cái nhìn trước mắt mà cần đánh giá sự việc một cách cẩn trọng, đưa ra các giải quyết vấn đề một cách công tâm, chính xác. Sự sai lầm, thiếu công bằng của người quản lý trong một số trường hợp dù là rất nhỏ nhưng cũng có thể là một vết cứa khiến mối quan hệ giữa nhân viên – công ty ngày càng rạn nứt.
Biết sử dụng nghệ thuật khen – chê
Người biết cách giao tiếp, biết cách cân bằng và giữ mối quan hệ buộc phải biết sử dụng nghệ thuật khen – chê đúng lúc, đặc biệt với người làm lãnh đạo càng nên nắm chắc quy tắc này. Không nhất thiết khi nhân viên làm sai phải khiển trách, vì điều này chỉ càng làm xuống tinh thần người nhân viên hơn. Thay vào đó, bạn có thể động viên người nhân viên đã có sự cố gắng và chỉ ra chỗ thiếu sót của họ.
Đây là một bí quyết đánh vào tâm lý nhân viên rất tốt, khiến họ cảm thấy có độc lực để cố gắng và cảm thấy kính trọng người sếp hơn. Tuy nhiên, đôi lúc cũng cần nghiêm khắc chê trách theo kiểu “ vừa đấm vừa xoa” để không làm tổn thương bất cứ ai. Đặc biệt chú ý không nên chê trách nhân viên trước toàn bộ công ty, những nơi đông người sẽ tạo tâm lý ngại ngùng, ấm ức khiến họ sớm từ bỏ công ty.
Tất nhiên, với những nhân viên làm tốt thì lại cần phải khen, nhưng không nên quá tâng bốc vì có thể khiến họ sinh ra tự mãn. Khen – chê cần phải đúng lúc, đúng thời điểm để nhân viên thực sự tâm phục khẩu phục, tôn trọng và yêu mến sếp hơn chưa bao giờ là điều dễ lành với những người làm lãnh đạo.
Thưởng – phạt đúng lúc
Bất cứ nhân viên nào đi làm cũng để phục vụ cho mục đích là kiếm tiền, để cuộc sống tốt đẹp hơn và cũng để khẳng định được năng lực, tài năng của bản thân. Treo thưởng một giải thưởng nho nhỏ cho nhân viên xuất sắc nhất sẽ luôn là bí kíp để tạo động lực để cố gắng hơn cho các thành viên trong công ty.
Bên cạnh đó, sếp cũng thể thưởng nóng bất chợt khi nhân viên làm tốt, có tiến bộ, có cố gắng chẳng hạn, chắc chắn sau đó các nhân viên sẽ không ngừng phát huy thực lực để được nhận thưởng cho mà xem.
Tất nhiên, có thưởng thì phải có phạt. Việc đưa ra một quy định nào đó về hình phạt, chẳng hạn đi muộn bị phạt dọn vệ sinh sẽ tạo ra một giới hạn, một khuôn khổ để nhân viên bớt mắc lỗi hơn. Tuy nhiên không nên đưa hình phạt phạt tiền cho các lỗi vi phạm vì nó sẽ khiến nhân viên mất tinh thần, luôn cảm giác áp lực, chán nản.
Làm tấm gương sáng để nhân viên noi theo
Một người sếp không chỉ cần có năng lực thật sự mà còn cần có chính kiến, có tiếng nói, có nguyên tắc để nhân viên có thể dựa vào đó mà noi theo. Một quy định đề ra mà người sếp không thực hiện được sẽ khiến nhân viên cũng dựa vào đó mà không làm theo.
Người quản lý cần phải biết nhận ra lỗi lầm của mình và phải biết nhận lỗi trước nhân viên. Không thể lấy lý do làm lãnh đạo mà du di cho các sai lầm của mình, người sếp cũng cần tự thực hiện những hình phạt mà mình đã phạm phải. Tự động, nhìn vào sếp nhân viên cũng sẽ có ý thức và tự giác chấp hành các quy định của công ty hơn.
Bên cạnh đó, người sếp cũng phải chứng tỏ năng lực của mình thông qua sự ứng biến linh hoạt, sự hiểu biết, khả năng học hỏi. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên tiếng nói có trọng lượng của người lãnh đạo với mỗi nhân viên.
Có tầm nhìn chiến lược, phân bổ công việc đúng năng lực
Công ty có phát triển hay không, vững mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn chiến lược của người lãnh đạo. Quan trọng hơn là người sếp cần phải xem xét năng lực và phân bổ công việc cho nhân viên thật hợp lý.
Ví dụ như người có tính sáng tạo, có tầm nhìn xa phải xếp cho phòng phát triển, người viết lách tốt thì làm mảng content marketing. Người quản lý cần định hướng và phân chia công việc theo mục tiêu nghề nghiệp, điểm mạnh, yếu của từng nhân viên. Tất cả sẽ tạo nên một văn phòng thật đoàn kết, vững mạnh và không ngừng phát triển hơn.
Đừng quá chi li
Ngoài ra, người lãnh đạo thực thụ cũng đừng nên quá “bới lá tìm sâu” làm gì. Hãy bỏ qua những lỗi nhỏ có thể bỏ được, quá chi ly và khó tính, hay bắt lỗi chỉ khiến nhân viên thấy áp lực mệt mỏi hơn mà thôi.
Một bữa ăn tối để thưởng cho sự cố gắng của nhân viên, một chầu nước trong giờ nghỉ giải lao cho nhân viên chính là cách để kích thích tinh thần của nhân viên hiệu quả nhất. Việc ăn uống, trò chuyện luôn là cách kết nối nhân viên và sếp khá tốt, qua đó bạn có thể hiểu thêm về tính cách, năng lực và tâm tư nguyện vọng của mỗi người.
Trở thành một người lãnh đạo có thể lấy được lòng tin, sự yêu mến, tâm phục khẩu phục của nhân viên chưa bao giờ dễ dàng. Hy vọng với những bí quyết quản lý nhân viên trên đây đã giúp những nhà quản lý tương lai có thêm nhiều kiến thức hữu ích!