Có nhiều ý kiến cho rằng lĩnh vực recruitment rất đơn giản, chỉ cần đăng tin tuyển dụng, chờ người nộp hồ sơ và lựa chọn nhân sự phù hợp. Thế nhưng giữa biển người bao la, gặp được ứng viên đáp ứng yêu cầu của công ty và người ấy cũng muốn về chung một “nhà” với bạn là chuyện khó khăn trăm bề.
Vì thế, người làm tuyển dụng cần có sự rèn luyện và kinh nghiệm từng trải để đáp ứng tính chất công việc đầy thử thách. Vậy recruitment là gì? Người làm nghề tuyển dụng phải đối mặt với những vấn đề nào trong công việc? Cùng JobHopin tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Bài viết liên quan:
- 5 Xu hướng tuyển dụng 2023 chuyên gia nhân sự không nên bỏ lỡ
- Tuyển dụng và giữ chân nhân tài giữa cơn bão “nhảy việc”
Nghề recruitment và những điều “có thể bạn chưa biết”
Recruitment là gì?
Recruitment là một quy trình tuyển dụng gồm nhiều bước với mục đích chính là thu hút nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Mà thông qua đó, chuyên viên tuyển dụng đảm bảo được số lượng và chất lượng nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Xuyên suốt quá trình tuyển dụng, recruiter (nhà tuyển dụng, chuyên viên tuyển dụng) sẽ liên tục sàng lọc hồ sơ nhân tài, từ đó tuyển chọn ra những ứng cử viên phù hợp nhất, có đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng để đáp ứng tiêu chuẩn tuyển dụng của doanh nghiệp.
Recruiter là gì? Công việc của recruiter là làm gì?
Nhân lực, hay con người, chính là tài sản quý giá nhất của mỗi doanh nghiệp. Vì thế mà mỗi một doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, đều rất chú trọng trong việc tuyển dụng người tài.
Recruiter có thể được hiểu ngắn gọn là người làm công việc tuyển dụng
Do đó, nếu như recruitment là một quy trình tuyển dụng, thì recruiter chính là những người làm công việc tuyển dụng hay còn gọi là chuyên viên tuyển dụng. Công việc của họ là tìm kiếm, sàng lọc, tuyển chọn ứng viên phù hợp với các tiêu chí tuyển dụng cho công ty. Các chuyên viên tuyển dụng thường làm việc ở phòng hành chính – nhân sự của một công ty hoặc cũng có thể là nhân viên trong một công ty chuyên cung cấp dịch vụ về nhân sự.
6 kỹ năng cần có khi làm chuyên viên tuyển dụng
Nếu là người yêu thích làm việc với con người, và có hứng thú trải nghiệm công việc như một chuyên viên tuyển dụng, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai của mình ngay từ bây giờ.
Dưới đây là 6 kỹ năng làm việc cần có nếu bạn muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực recruitment.
Đăng tin tuyển dụng chuyên nghiệp
Giữa hàng nghìn những thông tin tuyển dụng mỗi ngày, làm sao để đăng tin tuyển dụng thật nổi bật? Trong trường hợp này, bạn có thể nghiêm túc trình bày ưu thế công việc như môi trường tốt, cơ hội thăng tiến hay mức lương cao. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn cách hài hước hơn để thu hút người xem, nhưng hãy lưu ý gìn giữ sự chuẩn mực trong bài tuyển dụng nhé.
Đăng tin tuyển dụng là kỹ năng đầu tiên mà một người làm recruitment cần học
Và nếu bạn đang “đi tìm” cho mình một checklist, thì hi vọng rằng những chấm đầu dòng dưới đây có thể hữu ích cho việc tuyển dụng của bạn:
- Job description đầy đủ, chi tiết, chính xác để người tìm việc hiểu được bản chất công việc, cũng như dễ dàng đạt được đồng thuận về KPI cho kỳ thử việc
- Cung cấp mức lương hoặc range lương cho vị trí
- Có hiểu biết nhất định về vị trí đang tuyển và thị trường của ngành (mức lương, độ khát nhân lực, mặt bằng chung về chất lượng,…)
- Tận dụng mạng xã hội để share tin tuyển dụng, và nên sử dụng hình ảnh minh họa bắt mắt khi chia sẻ lên các trang này
Trở thành chiến binh sales, marketing thực thụ
Lĩnh vực recruitment cũng giống như bán hàng. Khác với kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, người làm tuyển dụng “mua bán” về con người. Không chỉ vậy, người làm tuyển dụng còn phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác để có được chiếc vé kết nối cùng những ứng viên tiềm năng.
Điểm cộng tạo nên sự khác biệt của người làm tuyển dụng là biết cách marketing cho vị trí công việc. Thay vì chờ đợi ứng viên tìm đến, người làm tuyển dụng cần biết cách truyền tải thông tin, nội dung đến người xem một cách thu hút.
Kỹ năng sàng lọc, đọc hiểu CV
CV là bảng tóm tắt ngắn gọn về học vấn và kinh nghiệm làm việc của ứng viên, không hoàn toàn nói lên được mức độ phù hợp của ứng viên đối với công việc. Đôi khi, một ứng viên xuất sắc vẫn có thói quen sử dụng những mẫu CV đơn giản. Thay vì lựa chọn cảm tính qua độ bắt mắt của CV, recruiter hãy nghiêm túc đánh giá ứng viên dựa trên nhiều khía cạnh riêng biệt.
Việc sàng lọc CV đã trở nên dễ dàng hơn với sự giúp sức của Bunny – AI của JobHopin
Tin vui dành cho bạn, thông qua Bunny – Nền tảng tìm kiếm và đề xuất công việc dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) của JobHopin, việc tìm kiếm và sàng lọc CV ứng viên trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bunny sẽ giúp tối ưu hóa việc kết nối nhân tài phù hợp nhất, tìm được ứng viên phù hợp trong thời gian ngắn nhất với chi phí thấp hơn nhiều so với tuyển dụng truyền thống. Bạn quan tâm về công nghệ này của JobHopin? Xem ngay chi tiết Bunny AI của JobHopin tại đây.
Xây dựng mắt xích quan trọng từ những mối quan hệ
Trong lĩnh vực recruitment, chúng ta không thể phủ nhận việc xây dựng mối quan hệ rộng rãi là một ưu thế thuận lợi cho hoạt động tuyển dụng. Chính những mối quan hệ này là cơ hội để tìm kiếm ứng viên tiềm năng phù hợp cho công ty. Việc tìm kiếm nguồn nhân lực qua mối quan hệ không chỉ nhanh chóng, hiệu quả mà còn tiết kiệm được chi phí so với tuyển dụng bên ngoài.
Lựa chọn giữa tốt nhất hay phù hợp nhất
Trên thực tế, có rất nhiều ứng viên tiềm năng lẫn công việc hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiệm vụ của các chuyên viên tuyển dụng là kết nối được doanh nghiệp và ứng viên phù hợp tiêu chí. Tuyển được nhân sự đáp ứng công việc, hòa hợp môi trường làm việc và thỏa ngân sách của công ty đã được xem là một thành công trọn vẹn của người làm tuyển dụng.
Ứng viên phù hợp văn hóa doanh nghiệp được đánh giá cao hơn ứng viên giỏi nhưng không phù hợp
Đối mặt với ứng viên bỏ cuộc giữa chừng
Trải qua nhiều quy trình bạn mới có thể lựa chọn được những ứng viên tiềm năng cho vị trí làm việc. Thế nhưng người tuyển dụng vẫn luôn ở trạng thái sẵn sàng ứng phó khi ứng viên hủy phỏng vấn hoặc lựa chọn bỏ cuộc giữa chừng. Lúc này đây, điều bạn cần làm là thể hiện sự bản lĩnh và chuyên nghiệp để tiếp tục chinh phục con đường tìm kiếm ứng viên tiềm năng cho công ty.
Recruitment cũng giống như bất kì ngành nghề nào khác, điều quan trọng chính là mang về nhân sự phù hợp cho công ty. Sự chân thành và thái độ trong công việc của bạn sẽ góp phần tạo nên ấn tượng của ứng viên về doanh nghiệp. Hãy luôn tích cực và không ngừng phát triển kỹ năng để tự tin dấn thân vào nghề bạn nhé.