Tự động hóa – Nỗi sợ thất nghiệp hay cơ hội bứt phá?

Tự động hóa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong khắp các khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là công nghệ sản xuất. Vậy, điều gì không thể tự động hóa mà bạn cần chuẩn bị ngay từ bây giờ  để tồn tại trong tương lai khi công nghệ cao ngày một chiếm ưu thế?

Theo Nikkei Asian Review, tự động hóa có khả năng đe dọa công việc của người lao động trong những ngành sản xuất chế tạo không cần nhiều kỹ năng tại châu Á. Tại Mỹ, một nghiên cứu gần đây của Forrester ước tính rằng 10% công việc tại Hoa Kỳ sẽ được tự động hóa trong năm 2019 và một nghiên cứu khác từ McKinsey ước tính gần một nửa số công việc của Hoa Kỳ có thể được tự động hóa trong thập kỷ tới.

Những con số này phải chăng đang dự báo về tình trạng thất nghiệp trầm trọng trong tương lai khi mà máy móc có thể làm mọi việc? Câu trả lời là KHÔNG. Cùng theo dõi những ví dụ sau để hiểu cách công nghệ cao và con người “hợp tác”.

Mức độ hòa hợp giữa con người và máy móc

Trong y học, các bác sĩ sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I) để cải thiện quy trình khám chữa bệnh. Trong các thử nghiệm gần đây, một số hình thức nhận diện hình ảnh tự động cho kết quả tốt hơn 50% trong việc phân tích khối u ác tính khi phân tích ảnh chụp X-quang và CT-scan so với nhóm chuyên gia có kinh nghiệm, tỉ lệ sai sót do máy móc phân tích là 0% so với 7% của nhóm chuyên gia. Máy móc trong trường hợp này quả thực đem đến hiệu quả ngoạn mục hơn hẳn. Tuy nhiên, việc ngồi lại trò chuyện cùng gia đình để thảo luận phương án chữa trị tốt nhất và phù hợp với tình hình của mỗi bệnh nhân là chuyện mà chỉ có bác sĩ mới có thể làm được. Và điều này ít có khả năng được tự động hóa trong tương lai gần.

tu-dong-hoa
Tự động hóa thực chất không thay thế hoàn toàn công việc của con người như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Tương tự với công việc của một Bartender. Ở một số quốc gia phát triển, công việc pha chế gần như được thay thế bằng máy móc tự động. Nhưng những quán cà phê này vẫn cần đến con người thật, không hẳn vì nhiệm vụ pha chế mà các nhân viên thường đóng vai trò là người tâm sự, trò chuyện cùng khách hàng. Bởi lẽ, các vị khách đến đây thường bắt chuyện với Bartender. Trong trường hợp này, chúng ta có thể phân tích tình huống thành 2 phần: một bên tự động hóa lặp lại công việc thường xuyên (chẩn đoán bệnh và pha chế nước) và bên còn lại là tương tác với các câu chuyện của khách hàng (bệnh nhân và khách mua nước).

Tự động hóa không thể thay thế điều gì?

Cảm xúc

Đầu tiên, cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp của con người. Ở đó, sự đồng cảm và thấu hiểu đem đến lời khuyên hữu ích phù hợp với từng người ở từng hoàn cảnh cụ thể. Bạn cần đến máy móc để phân tích số liệu nhưng sự nhạy cảm về xu hướng tương lai sẽ giúp bạn ra quyết định chính xác hơn. Hoạt động của cảm xúc phức tạp và nhiều sắc thái đã chứng minh mình là thách thức lớn để hiểu một cách cụ thể và rất khó để xây dựng một hệ thống tự động trong tương lai.

tu-dong-hoa
Cảm xúc con người rất khó năm bắt, điều mà máy móc dù hiện đại đến đâu cũng không thể làm được.

Chẳng hạn, trong tuyển dụng, con người ngày nay ứng dụng công nghệ cao A.I như hệ thống tuyển dụng JobHop để sàng lọc CV nhanh chóng và đánh giá độ hợp với công việc. Tuy nhiên, cuộc trò chuyện giữa nhà tuyển dụng và ứng viên ở vòng phỏng vấn mới quyết định người đó có được nhận hay không. Vì chỉ với kinh nghiệm và độ nhạy trong ngành mới có thể đánh giá một ứng viên có phù hợp văn hóa công ty hay thái độ trong công việc đã ổn chưa. Chính điều này đã dẫn đến dòng “Chúng tôi ưu tiên ứng viên phù hợp hơn ứng viên giỏi” trong nhiều bản JD.

Trong một cuộc khảo sát, 93% nhà tuyển dụng nhận định năng lực của một ứng viên được thể hiện thông qua khả năng suy nghĩ nghiêm túc, giao tiếp rõ ràng và giải quyết các vấn đề quan trọng hơn là bằng cấp anh ấy/ cô ấy đạt được.

Hoàn cảnh

Dựa vào hoàn cảnh để thay đổi quyết định là thách thức lớn đối với tự động hóa. Ví dụ, mỗi một bối cảnh khác nhau (dù lớn hay nhỏ) sẽ dẫn đến phản ứng và kết quả khác nhau. Một người vừa rời tổ chức hay thành viên mới xuất hiện sẽ ảnh hưởng đến cách các nhân viên trò chuyện hay chia sẻ các bí mật.

Có thể nói, khả năng quản lý cảm xúc của con người và các tác động của hoàn cảnh là phần quan trọng trong công việc. Các kỹ năng mềm như khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, sáng tạo, ra quyết định, giao tiếp hiệu quả, thích ứng nhanh và phán đoán tốt luôn được đánh giá cao và khó thay thế.

tu-dong-hoa

Từ những phân tích nói trên, có thể thấy tự động hóa không hề đe dọa đến những kỹ năng hay công việc của con người. Vì dù ở thời điểm nào, kỹ năng mềm vẫn luôn cần thiết và giúp ích cho công việc. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này không phải dễ dàng với tất cả. Bạn cần đến những khóa học nâng cấp kỹ năng để phù hợp với những thay đổi của thời đại và ít nhất “chung sống” hòa bình với công nghệ cao trong thời gian tới.

Nguồn tham khảo: Harvard Business Review