Ứng viên nói dối: Làm sao để nhận biết?

Theo khảo sát, có đến 43% ứng viên thừa nhận họ đã từng nói dối khi tham gia các buổi phỏng vấn cũng như trình bày trong CV. Vậy cách để phát hiện ứng viên nói dối hiệu quả là gì? Hãy cũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bài viết liên quan:

tips-giup-nha-tuyen-dung-nhan-biet-ung-vien-noi-doi-trong-buoi-phong-van

Tips giúp nhà tuyển dụng nhận biết ứng viên nói dối trong buổi phỏng vấn

Cách phát hiện ứng viên nói dối

Thông thường có 5 bước trong quá trình phỏng vấn giúp phát hiện ứng viên nói dối

Nhà tuyển dụng cần nghiên cứu CV của ứng viên trước khi phỏng vấn

Kỹ năng phỏng vấn là một công cụ cần thiết cho người làm bộ phận nhân sự. Nhà tuyển dụng cần phải sàng lọc hồ sơ ứng viên, phù hợp với mô tả công việc của vị trí cần tuyển dụng.

Nhưng nếu số lượng ứng viên lớn, bạn lại chẳng có nhiều thời gian đến thế, bạn không thể đọc một cách thật chi tiết từng CV một được, hãy đọc những phần trọng tâm và ghi chú những vấn đề quan trọng cần chú ý.

nha-tuyen-dung-nen-bo-chut-thoi-gian-nghien-cuu-cv-ung-vien-truoc-khi-phong-van

Nhà tuyển dụng nên bỏ chút thời gian nghiên cứu CV ứng viên trước khi phỏng vấn

Bên cạnh đó những kỹ năng như phân tích vấn đề, đọc vị người đối diện thông qua ngôn ngữ cơ thể.. là những kỹ năng cần thiết để nhà tuyển dụng có thể xác định chính xác rằng ứng viên của mình có thành thật hay không.

Đặt câu hỏi tình huống để ứng viên phân tích

Đối với những câu hỏi dạng này, những ứng viên chưa có kinh nghiệm họ sẽ chỉ trả lời chung chung. Vì vậy, những câu hỏi tình huống càng chi tiết, bạn sẽ càng nắm bắt được tinh hình của ứng viên.

Ở những công ty quy mô lớn, nhà tuyển dụng thường sử dụng các bài test như IQ, nghiệp vụ liên quan đến vị trí công việc.

Ví dụ, phỏng vấn nhân viên phòng chăm sóc khách hàng của công ty Logistics, nhà tuyển dụng nên đưa ra câu hỏi tình huống khi khách hàng phàn nàn phải nhận hàng hóa chậm trễ , ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty. Nếu ứng viên có thể trả lời rõ ràng, phân tích kỹ càng bạn có thể cân nhắc về ứng viên đấy.

Chú ý đến tính liên kết trong lập luận của ứng viên.

Nhà phỏng vấn có thể hỏi hai câu hỏi với nội dung liên quan nhau , để đoán được ứng viên có trung thực trong câu trả lời hay không. Nếu ứng viên nói dối, các câu trả lời sẽ không thể logic với nhau nên hãy lắng nghe và ghi chép lại các câu trả lời của ứng viên để xem xét.

neu-ung-vien-lap-luan-theo-cach-phi-logic-rat-co-the-ho-dang-noi-doi

Nếu ứng viên lập luận theo cách phi logic, rất có thể họ đang nói dối

Ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp

Kỹ năng đọc vị ngôn ngữ cơ thể cũng góp phần quan trọng trong việc xác định ứng viên có đang nói dối. Vì không phải cái mình có nên ít nhiều ứng viên sẽ không có nhiều sự tự tin và sẽ có ít nhiều biểu hiện của sự bối rối khi bị nhà tuyển dụng hỏi xoắn.

Xem thêm: Nhận biết ứng viên nói dối nhưng lại có năng lực, đi hay ở?

Những thông tin hay bị ứng viên thổi phồng/nói dối

Bên dưới là một vài điểm ứng viên thường nói dối khi tham gia phỏng vấn và trình bày trong CV:

  • Thời gian đã từng làm việc kéo dài và liên tục.
  • Các thành tích, đóng góp cho công ty được thổi phồng
  • Chức danh công việc và trách nhiệm ở công ty cũ không đúng.
  • Trình độ ngoại ngữ ghi vượt trội hơn bản thân.
  • Dùng cụm từ “tự kinh doanh” trong thời gian thất nghiệp
  • Cố ý lờ đi những câu hỏi về thông tin công việc đã từng lại
  • Bằng cấp giả mạo.
  • Nói xấu công ty cho lý do nghỉ việc
  • Cung cấp thông tin sai về người tham khảo

co-nhung-truong-thong-tin-nhat-dinh-co-kha-nang-bi-ung-vien-thoi-phong-hoac-noi-doi

Có những trường thông tin nhất định có khả năng bị ứng viên thổi phồng hoặc nói dối

Một kết luận chung, trong một vài trường hợp ứng viên nói dối có lợi hoặc không lợi không hại có thể làm tăng thêm cơ hội cho ứng viên. Nếu may mắn đậu phỏng vấn, năng lực của ứng viên sẽ được nhìn nhận trong quá trình thử việc. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc thêm, có thể ứng viên này quá thích công việc hoặc công ty của bạn nên “trót dại” mà thôi!