Ứng viên tìm đến công ty? Công ty đối thủ vừa “phỗng tay trên” ứng viên yêu thích của bạn dù nhận được Offer Letter với quyền lợi tốt hơn? Lỗi lầm thuộc về ai hay quy trình này đã sai từ khâu nào? Bạn cần xem xét các điểm sau để tránh mất người đáng tiếc.
Thị trường tuyển dụng hiện nay đã thay đổi, ứng viên trở nên “có giá” hơn khi có nhiều lựa chọn và quyền quyết định làm việc ở tổ chức nào hợp ý. Để trở thành nhà tuyển dụng thành công, thu hút thật nhiều nhân tài về với tổ chức, bạn nhất định không thể bỏ qua các điểm sau đây.
Nâng cấp danh tiếng thương tuyển dụng để khuyến khích ứng viên tìm đến công ty
Danh tiếng thương hiệu tuyển dụng hay nói rộng hơn chính là danh tiếng công ty. Nhiều ứng viên chia sẻ, họ sẵn sàng việc làm cho công ty lớn hơn với mức lương thấp hơn vì yêu thích thương hiệu và cũng có cảm giác “oai” hơn.
Do đó, muốn tuyển dụng người tài, ngoài quyền lợi cơ bản cho ứng viên, nhà tuyển dụng cũng cần đầu tư xây dựng thương hiệu, nâng cấp danh tiếng công ty bằng nhiều cách. Đó có thể thông qua quảng cáo, các chiến lược truyền thông hoặc bởi chính các nhân viên đang làm việc tại tổ chức.
Thương hiệu nhà tuyển dụng quan trọng hơn bạn nghĩ vì là yếu tố quyết định ứng viên có ký hợp đồng hay không.
Tôn trọng thời gian của ứng viên
Hủy cuộc phỏng vấn vào phút chót, để ứng đợi phỏng vấn lâu hay thông báo kết quả phỏng vấn chậm là những dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng hay công ty chưa thực sự trân trọng thời gian của ứng viên. Điều này khiến họ cảm thấy không được tôn trọng và dù nếu kết quả sau đó có nhận được lời mời cũng dễ nhận lời từ chối.
Cũng giống nhà tuyển dụng, ứng viên hoàn toàn không thích bị “bùng” hẹn phỏng vấn.
Ấn tượng buổi phỏng vấn không tốt
Thông thường, các buổi phỏng vấn ứng viên diễn ra thường xuyên, với nhân sự điều này có lẽ là điều bình thường và cho rằng người cần chuẩn bị là ứng viên nhiều hơn nhân sự. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm và vô tình tạo phản ứng ngược.
Hãy nhớ rằng tuyển dụng là quá trình 2 chiều, ứng viên giỏi sẽ biết cách đánh giá người đang phỏng vấn họ và chú ý đến cách họ giao tiếp với mình. Đôi khi ấn tượng phỏng vấn tốt và thiện cảm với nhà tuyển dụng cũng là yếu tố giúp học quyết định chọn công ty này thay vì nơi khác. Hãy nhớ rằng tuyển dụng là quá trình hai chiều.
Quy trình rõ ràng, thống nhất khiến ứng viên tìm đến công ty
Mỗi tổ chức sẽ có quy trình tuyển dụng khác nhau, tuy nhiên, dù bạn làm việc ở lĩnh nào cũng cần rõ ràng ngay từ đầu quy trình này với ứng viên. Điều này giúp cho các ứng viên hàng đầu có thể dễ dàng nói chuyện với các cộng sự tương lai.
Ngoài quyền lợi nhận được, nhà tuyển dụng cũng cần báo trước các nhược điểm của vị trí tuyển dụng (như công việc nhiều, khách hàng khó tính, tốn nhiều thời gian hoàn thành, làm việc thêm cuối tuần…) để họ có thể cân nhắc có quyết định làm việc hay không. Tránh trường hợp mập mờ lúc đầu khiến ứng viên cảm thấy như bị lười sau khi đồng ý làm việc chính thức. Chẳng sớm thì muộn, họ cũng sẽ nhảy việc mà thôi.
Văn hóa công ty thu hút nhân tài
Bạn không đọc nhầm đâu, đây được đánh giá là điểm quan trọng giúp giữ chân người tài. Ngoài ra, văn hóa công ty còn là yếu tố quan trọng giúp công việc diễn ra suôn sẻ hơn khi các thành viên xây dựng văn hóa đồng bộ và hiểu nhau hơn.
Văn hóa công ty cởi mở, thân thiện khiến người mới không cảm thấy lạc lõng. Nếu có thể bạn nên đưa ứng viên đi “thăm quan” một số phòng ban, giới thiệu một số nhân sự để họ thấy được sự chuyên nghiệp, thân thiện và thêm mong muốn gắn bó.
Là nhân sự viên, chắc bạn hiểu việc để mất ứng viên tài năng đáng tiếc như thế nào nếu chỉ vì một trong những sai lầm trên – điều mà bạn có thể điều chỉnh để tốt hơn. JobHop hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn cải thiện tình hình và sớm trở thành nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, thu hút nhiều ứng viên và giữ chân người tài tốt hơn.
JobHop Team