Văn hoá công sở là bộ mặt của doanh nghiệp. Khi được đầu tư nghiêm túc, nó không chỉ đem đến lợi nhuận mà còn mang lại những giá trị tích cực, từ đó góp phần tạo dựng sự thành công cho doanh nghiệp.
Văn hoá công sở: Chuyện quan trọng thường bị phớt lờ
Đầu tiên, cần cắt nghĩa được văn hoá công sở chính là niềm tin, thói quen được chia sẻ giữa các thành viên của một công ty, tổ chức. Một doanh nghiệp với văn hoá công sở nghèo nàn sẽ không thể thu hút hoặc giữ chân nhân tài.
Đừng phớt lờ văn hoá công sở. Vì sao ư?
Văn hoá công sở càng được đầu tư nghiêm túc, công ty bạn sẽ dễ dàng:
- Thu hút nhân tài phù hợp
- Tăng tỉ lệ gắn kết giữa thành viên và tổ chức
- Thành công hơn trong kinh doanh
Chia sẻ tại sự kiện Building A Rewarding Culture for Tech-Driven Companies do JobHopin tổ chức vừa qua, chị Thái Vân Linh cho biết: “Văn hóa là tài sản vô hình và cần đầu tư nghiêm túc từ những ngày đầu thành lập công ty.”
Đặc biệt đối với các startup nhỏ lẻ, lên kế hoạch xây dựng mô hình từ những ngày đầu thành lập trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Không đủ nguồn lực tài chính nhưng phải chi trả cho nhiều mảng từ sản phẩm, tuyển dụng đến cơ sở vật chất. Hầu hết các startup đều chọn bước đi cơ bản để tránh rủi ro tài chính. Nhắc đến vấn đề này, chị Linh chia sẻ thêm:
“Khi chưa có sức mạnh tài chính, cái mà các startup có chính là tạo ra văn hoá và môi trường thuận lợi cho nhân viên phát triển sự nghiệp.”
Nhân viên ngày nay hiếm ai giữ tư duy đi làm vì công việc. Động lực thức dậy mỗi buổi sáng của họ chính biến công việc hôm nay trở thành khoản đầu tư cho có lợi cho sự nghiệp tương lai. Vì thế, người lãnh đạo lúc này nắm trọng trách “mở đường, dẫn lối” cho nhân viên đạt được mục đích lâu dài của họ. Trước khi làm được điều đó, lãnh đạo cần thu hút nhân tài phù hợp với một văn hoá công sở phù hợp định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Xây dựng văn hóa công sở: Tưởng dễ mà khó
Đằng sau sự thành công của doanh nghiệp, ngoài bản sắc độc đáo, không thể thiếu đi sự dẫn dắt của một nhà lãnh đạo tài ba. Phong cách lãnh đạo quyết định rất lớn đến văn hoá công sở. Nếu Google tôn trọng sự sáng tạo và linh động trong cách làm việc của nhân viên. Thì tại Netflix, thẳng thắn và quyết đoán chính là cốt lõi trong văn hoá ứng xử tại công ty này.
Netflix hiện sở hữu mô hình văn hoá khá “đặc biệt” mang tên “Đánh giá 360 độ”. Tức bất cứ khi nào kỳ đánh giá này diễn ra, công ty này khuyến khích nhân viên đưa ra những feedback chân thực nhất có thể. Nhiều cựu nhân viên Netflix cho biết đây trải nghiệm kinh khủng nhất đối với họ trong suốt quá trình làm việc tại đây.
Giải thích cho văn hoá công sở có phần “đáng sợ” này, CEO của Netflix, ông Reed Hastings cho biết: “Ai cũng phải trải qua những quyết định sống còn. Chúng tôi cần những nhân viên có dũng khí đứng lên và đưa ra ý kiến.”
Thoạt nghe, văn hoá này có phần “độc hại”. Duy chỉ nhân viên mới biết, kỳ đánh giá này đã giúp đến cả thực tập sinh cũng có tiếng nói trong công ty. Và nhìn xem, Netflix vẫn đang thành công trong lĩnh vực của họ. Hơn cả vậy, họ đã thu hút và giữ chân nhân tài phù hợp – những người có khả năng đưa ra quyết định sống còn.
Liệu có cần một văn hoá như Netflix để thành công?
Không, bạn không cần một văn hoá như Netflix để thành công. Tuy nhiên, bạn sẽ cần truyền tải nó một cách minh bạch để thu hút đúng đối tượng. Đây mới là mấu chốt phát triển của các công ty lớn.
Tức sau khi biết loại văn hoá công sở mà mình muốn gắn bó, bạn sẽ phải “chinh phục” những ứng viên có cùng tư duy với bạn. Nói về góc độ này, chị Thái Vân Linh cho biết: “Bộ phận nhân sự tại TVL Group thường dành hơn một tiếng rưỡi để trao đổi với ứng viên về công việc, chính sách của công ty như: Tăng ca khi cần, không ai đi về sớm một mình, giải quyết công việc cùng nhau. Ngược lại, ứng viên có thể xem xét những yêu cầu này có phù hợp với họ hay không trước khi quyết định gắn bó cùng công ty.”
Rõ ràng ngay từ khâu tuyển chọn nhân sự giảm tối đa vấn đề tuyển sai người. Nhiều CFO cho biết bên cạnh giảm sút năng suất làm việc, tuyển chọn sai người còn làm tốn thời gian của những nhân viên ở vị trí quản lý.
Bên cạnh thu hút nhân tài mới, các lãnh đạo cũng cần tập trung đến nhân viên hiện tại của mình. Thường xuyên có những cuộc trò chuyện với nhân viên để hiểu thêm về mục tiêu và định hướng nghề nghiệp của đội ngũ. Vì cuối cùng, một doanh nghiệp chỉ có thể phát triển vượt trội khi có sự đồng lòng của cả một tập thể.
JobHopin rất hy vọng những gì mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp bạn mở ra một hướng đi mới cho doanh nghiệp của mình. Tham gia Cộng đồng JobHopin trên Telegram để liên tục cập nhật những thông tin mới nhất ngành tuyển dụng!
JobHopin Team