nhân-viên-bị-burn-out

Tình trạng uể oải, thiếu động lực khi làm việc tại nhà có thể khiến nhân viên bị burn out và làm việc kém hiệu quả. Hơn 70% người được hỏi cho biết họ cảm thấy doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến tình trạng kiệt sức hay còn gọi là “burn out” của nhân viên. Với tư cách là doanh nghiệp lãnh đạo, bạn cần làm gì trong trường hợp này? 

Hội chứng burn out là gì?

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi và dẫn đến việc giảm sút năng suất lao động. Hội chứng burnout lần đầu được nhắc đến trong một đề tài nghiên cứu của nhà tâm lý học Herbert Freudenberger. Ông sử dụng nó để mô tả mặt trái của những nghề nghiệp có xu hướng “hỗ trợ, giúp đỡ người khác” như bác sĩ, y tá thường đem đến nhiều áp lực và căng thẳng. Như việc sau khi hy sinh bản thân mình để phục vụ cho bệnh nhân, các bác sĩ và y tá thường rơi vào tình trạng burnout. Về sau, thuật ngữ này được sử dụng cho tất cả mọi người khi họ gặp phải tình trạng kiệt quệ sức lực.

Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu nhân viên của bạn đang “burn out”? 

  • Không còn hoạt động sôi nổi ở chỗ làm, nhóm chat chung
  • Thiếu động lực làm việc
  • Giảm năng suất
  • Quên trước quên sau
  • Thiếu ngủ 
  • Uể oải khi làm việc
  • Khó chịu, nhạy cảm hơn
  • Thường xuyên nghỉ phép

Xem thêm: Hội chứng burnout ở người trẻ và cách “chữa cháy”

Thay vì giải quyết triệt để tình trạng này, nhiều công ty tăng phúc lợi và lương thưởng để tạm thời động viên nhân viên. Tuy nhiên, burn out là một triệu chứng mệt mỏi về tâm lý, doanh nghiệp phải giải quyết từ ngọn nguồn của sự việc chứ không phải lựa chọn ngắn hạn.

Dưới đây là một số gợi ý xử trí khi nhân viên bị burn out:

Nuôi dưỡng môi trường làm việc thân thiện

Môi trường làm việc là yếu tố có ảnh hưởng phần lớn đến sức khỏe tâm lý của nhân viên. Một trong những lý do nhân viên bị burn out có thể do khối lượng công việc quá tải, không nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp khi cần, xử lý vấn đề không công bằng,…Hoặc đôi khi là sự ảnh hưởng gián tiếp bởi cấp trên. Cụ thể, cấp lãnh đạo thường xuyên OT (làm việc ngoài giờ), nếu không được giải thích rõ ràng nhân viên sẽ nghĩ mình cũng phải hành động tương tự. 

Hãy: 

  • Giữ gìn sức khỏe cho bản thân và quan tâm đến cả nhân viên của mình
  • Thường xuyên gặp gỡ, nói chuyện để hiểu nhân viên đang cần những gì
  • Khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi và thư giãn đúng lúc
  • Nên bổ sung các khóa thiền, yoga vào quyền lợi 
  • Cập nhật chính sách làm việc với các khung giờ linh hoạt hơn
  • Số giờ làm việc không nói lên được hiệu quả công việc. Hãy linh hoạt trong cách tính hiệu suất lao động cho nhân viên.

Xem thêm: Chuyện giao tiếp: Làm thế nào để đưa feedback chốn công sở?

Để tâm đến nhân viên nhiều hơn

Nếu nhân viên bị burn out mà lý do không đến từ môi trường làm việc, hãy để tâm đến họ nhiều hơn một chút. Các yếu tố bên ngoài tác động đến nhân viên của bạn có thể xoay quanh: Tài chính, gia đình, sức khỏe,…Nếu nhân viên của bạn bị tác động bởi một trong các yếu tố trên, bạn có thể đăng ký cho họ những khóa trị liệu tâm lý, kiểm tra sức khỏe hoặc tư vấn tài chính.  

Xem thêm: Quản lý tài chính hiệu quả – Bạn có phải là một “Henry”?

Giờ giấc làm việc linh động hơn

Đôi khi nhân viên bị burn out còn vì lý do giờ giấc. Thời thế thay đổi, lãnh đạo các doanh nghiệp nên cân nhắc phương án mở thêm nhiều khung giờ làm việc để nhân viên có thể thoải mái và linh động hơn. 

Năm ngoái, Unilever New Zealand vừa đưa vào thử nghiệm cho nhân viên làm việc 4 ngày/tuần. Mô hình làm việc này được Thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern đề nghị các nhà tuyển dụng xem xét các lựa chọn để hỗ trợ nhân viên trong bối cảnh dịch bùng phát năm 2020. Trước đây, Microsoft Nhật Bản cũng đưa vào ứng dụng mô hình “cho phép nhân viên nghỉ 5 ngày thứ 6” mà vẫn được trả lương.

Tóm lại, nhân viên bị burn out có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất doanh nghiệp. Thay vì cố gắng xử lý một cách hời hợt, doanh nghiệp phải chủ động tìm ra nguyên nhân gốc rễ để khắc phục. Chỉ bằng cách đó mới có thể giữ chân những nhân tài sáng giá nhất mà bạn đã cất công lựa chọn. 

JobHopin Team